发布时间:2025-01-11 07:42:46 来源:Empire777 作者:Cúp C1
Ngành bán lẻ: Gập ghềnh trước “cơn sóng dữ” Covid-19 | |
Ngành bán lẻ châu Âu thay đổi đáng kể trước tác động của đại dịch |
Thay áo mới
Báo cáo của Vietnam Reporrt chỉ ra rằng,ànhBánlẻhồiphụcmạnhmẽsauđạidịkq carabao cup trái ngược với tình trạng ảm đạm khi hàng loạt các cửa hàng phải đóng cửa nhằm thực hiện giãn cách xã hội cách đây một năm, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại trong nhịp sống bình thường tiếp theo.
Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.170,2 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước và đang dần bắt kịp tốc độ tăng của cùng kỳ các năm trước khi xảy ra dịch bệnh, trong đó, nhóm bán lẻ hàng hóa đã đạt mức tăng trưởng khá tốt.
Triển vọng toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm so với cùng kỳ năm trước |
Khảo sát doanh nghiệp Bán lẻ của Vietnam Report thực hiện trong tháng 8/2022 cho thấy 53,8% số doanh nghiệp bán lẻ hiện đã đạt hiệu quả kinh doanh bằng và vượt mức trước đại dịch. Trong bảng xếp hạng năm 2022, top 10 doanh nghiệp được xướng tên đều góp mặt trong top 10 năm 2021, tuy nhiên, vị trí xếp hạng đã có sự thay đổi, hoán vị lẫn nhau.
Cụ thể, vị trí top 3 trong ngành Bán lẻ nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị vẫn là 3 cái tên quen thuộc, lần lượt là Central Retail (GO! Big C, Top Market); Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce; Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM, còn top 3 nhóm hàng lâu bền: điện máy, điện lạnh, vàng bạc… có sự thay đổi ở vị trí thứ hai khi Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT soán ngôi của Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI và đẩy công ty này xuống vị trí thứ tư.
Vị trí dẫn đầu vẫn thuộc về Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động và vị trí thứ 3 thuộc về Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Điều này cho thấy có sự phân hóa nhất định giữa các nhóm hàng hóa khác nhau. Những doanh nghiệp bán lẻ có quy mô lớn, chiến lược kinh doanh bài bản vẫn khẳng định định được giá trị, tốc độ phục hồi và tăng trưởng của mình so với nhóm doanh nghiệp còn lại.
Tuy nhiên, dựa trên đà phục hồi này, cùng với những lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực, 91,7% số doanh nghiệp tham gia khảo sát của Vietnam Report cho rằng triển vọng kinh doanh của toàn ngành bán lẻ những tháng cuối năm 2022 sẽ khả quan hơn so với cùng kỳ các năm trước đó.
Vẫn còn đó những mối lo
Khảo sát của Vietnam Report cũng chỉ ra có 15,8% doanh nghiệp được hỏi tỏ ra thận trọng với triển vọng kinh doanh của chính mình. Các doanh nghiệp này lo ngại mối nguy tiềm ẩn của lạm phát và suy thoái kinh tế sẽ tạo nên rủi ro lớn đối với tăng trưởng của ngành bán lẻ. Trong nửa đầu năm 2022, lạm phát tăng và duy trì ở mức cao đã gây sức ép lên sức mua của người tiêu dùng.
Trong bối cảnh thu nhập trung bình chưa tăng kịp so với lạm phát, người tiêu dùng đã phải cắt giảm chi tiêu đối với hầu hết mặt hàng không thiết yếu. Nếu tình trạng lạm phát tiếp tục gia tăng, họ cũng sẽ cắt giảm chi tiêu đối với nhóm hàng thiết yếu như thực phẩm, đồ uống, hàng tiêu dùng nhanh…
Trong giai đoạn 2020-2021, thu nhập bất thường của dân cư tăng lên (nhờ vào sự tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán, bất động sản) nên nhu cầu đột biến với các hàng hóa xa xỉ, không thiết yếu cũng tăng mạnh, nhưng trong giai đoạn 2022-2023, những nhu cầu này có thể trở về trạng thái bình thường cũng sẽ ảnh hưởng tới sức mua của thị trường.
Top 5 chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp bán lẻ trong thời kỳ bình thường tiếp theo |
Đáng chú ý, ngay khi các hoạt động giãn cách xã hội được nới lỏng, người tiêu dùng đã nhanh chóng quay về với mua sắm tại cửa hàng, đẩy nhanh sự phục hồi của kênh bán lẻ truyền thống. Theo eMarketer, doanh số bán hàng tại cửa hàng toàn cầu đã tăng 8,2% vào năm ngoái lên 21,09 nghìn tỷ USD, nhiều hơn mức của năm 2019.
Sự phục hồi trở lại của bán lẻ truyền thoongd là một minh chứng báo hiệu rằng sự vươn lên thống trị của thương mại điện tử sẽ mất nhiều thời gian hơn dự kiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mua sắm online sẽ thoái trào, ngược lại, sẽ tiếp tục trở nên phổ biến hơn nhờ 2 động lực: đại dịch thúc đẩy hoạt động online, trở thành một phần thói quen của người dùng; và sự thâm nhập ngày càng tăng của điện thoại thông minh, thiết bị di động và dịch vụ internet.
Do vậy, để có thể tìm kiếm cơ hội trong giai đoạn bình thường tiếp theo, các chuyên gia cho rằng, đây chính là thời điểm để doanh nghiệp đưa ra những sự thay đổi, sự dịch chuyển toàn diện chứ không phải để đối phó kiểu “ăn xổi ở thì”. Đầu tiên, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải chú trọng nhiều hơn vào việc đào tạo lại kỹ năng cho đội ngũ nhân sự để nâng cao năng lực nội tại của tổ chức mình.
Tiếp đến là phải đa dạng hóa sản phẩm, nhà cung cấp và kiểm soát chất lượng đầu vào để đảm bảo hàng hóa cung ứng liên tục. Ngoài ra, những kế hoạch liên quan đến số hóa, mở rộng thị trường hoặc phát triển mô hình bán lẻ mới cũng cần được ưu tiên nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ hạn chế được các nguy cơ và tận dụng được các cơ hội trong thời kỳ bình thường tiếp theo.
Danh sách Top 10 công ty bán lẻ uy tín năm 2022 Danh sách 1: Nhóm hàng tiêu dùng nhanh, siêu thị Central Retail (GO! Big C, Top Market) Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam) Công ty TNHH Aeon Việt Nam Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV Công ty CP Trung tâm Thương mại Lotte Việt Nam Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP Công ty TNHH Xuất khẩu Liên Thái Bình Dương Danh sách 2: Nhóm hàng lâu bền: Điện máy, điện lạnh, vàng bạc… Công ty CP Đầu tư Thế giới Di động Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Công ty CP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC Công ty TNHH Nhà nước MTV Thương mại và XNK Viettel Công ty TNHH Cao Phong Công ty CP Mediamart Việt Nam Công ty TNHH Thương mại VHC Công ty CP Phát hành sách TP. Hồ Chí Minh - Fahasa |
相关文章
随便看看