【bóng đá romania】Đề xuất Nhà nước thu hồi đất với các dự án đô thị, thương mại quy mô từ 100 ha

时间:2025-01-11 02:40:25来源:Empire777 作者:World Cup
Sửa Luật Đất đai là yêu cầu bức thiết hiện nay Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đề nghị giới hạn mức tăng tiền thuê đất hàng năm Định giá đất sát giá thị trường,ĐềxuấtNhànướcthuhồiđấtvớicácdựánđôthịthươngmạiquymôtừbóng đá romania tránh thất thu ngân sách

Đã có 11.685.461 lượt ý kiến góp ý về dự thảo Luật Đất đai

Báo cáo tại phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15, Chính phủ cùng với các cơ quan Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và đặc biệt là các cơ quan truyền thông, báo chí đã tổ chức hiện nghiêm túc, đầy đủ, khoa học, thực chất việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Đề xuất Nhà nước thu hồi đất với các dự án đô thị, thương mại quy mô từ 100 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà

Với tinh thần “từ sớm, từ xa”, sáng ngày 6/4, Thường trực Chính phủ đã thống nhất về một số vấn đề lớn về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tiếp tục hoàn thiện. Theo đó, nhiều nội dung lớn đã được các cơ quan soạn thảo đã tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện.

Tính đến hết ngày 2/4/2023, đã có 11.685.461 lượt ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý vào dự thảo Luật được tập hợp gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường. Theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Chính phủ đã ban hành văn bản đề nghị nhân dân tiếp tục đóng góp ý kiến vào dự thảo luật đến khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Trong đó, về các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội, tiếp thu ý kiến góp ý, cơ quan soạn thảo đã sửa đổi toàn bộ nội dung của Điều 75 theo hướng: Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Dự thảo luật đã làm rõ khái niệm thế nào là vì lợi ích kinh tế quốc gia, công cộng. Trong đó, liệt kê quy định các trường hợp thu hồi đất đối với các công trình công cộng, từng lĩnh vực thu hồi đất để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, công trình sự nghiệp và một số trường hợp thật sự cần thiết khác như dự án nhà ở xã hội, công trình xã hội hóa, dự án đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục, thể thao…

Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định sửa đổi luật theo hướng bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, kịp thời và đúng quy định pháp luật. Người có đất bị thu hồi được bồi thường thiệt hại về đất, tài sản gắn liền với đất.

Phó Thủ tướng cũng nêu các nội dung cần xin ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan đến phân loại đất, tiếp cận đất của người Việt Nam định cư nước ngoài, thời điểm xác định định giá đất, điều khoản áp dụng pháp luật…

Nghiên cứu quy định điều tiết giá trị tăng thêm từ đất đai

Nêu ý kiến tại hội nghị, đại biểu Lê Thị Song An (Long An) trích dẫn khoản 10 Điều 14 dự thảo luật quy định: "Nhà nước quyết định chính sách thu, chi tài chính về đất đai, điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại thông qua chính sách thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thực hiện chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi".

Theo đại biểu, quy định này là rất phù hợp, song so với các chính sách tài chính về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất đã được Quốc hội, Chính phủ quy định đầy đủ và rõ ràng, thì chính sách hiện hành lại chưa có quy định cụ thể để điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đối với từng loại dự án bị tác động bởi các yếu tố đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng, quy hoạch hay chuyển mục đích sử dụng đất.

Đặc biệt, tại nhiều dự án thu hồi đất có sự bất bình đẳng giữa người dân phải di dời với người dân không phải di dời. Những người dân bị di dời được bồi thường đôi khi không thỏa đáng, sinh kế bị ảnh hưởng và không được hưởng lợi từ dự án do bị di dời, trong khi giá trị đất đai của các hộ dân không bị di dời có giá trị tăng thêm rất lớn.

Tuy nhiên, Nhà nước chưa có những quy định điều tiết phần giá trị tăng thêm này để chia sẻ lợi ích với các bên. Vì vậy, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu bổ sung các quy định cụ thể, cách thức xác định phần điều tiết giá trị tăng thêm từ đất hoặc là giao cho Chính phủ nghiên cứu quy định để tăng tính khả thi.

Đề xuất Nhà nước thu hồi đất với các dự án đô thị, thương mại quy mô từ 100 ha

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại hội nghị

Quan tâm đến cơ chế thu hồi đất, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) nhấn mạnh, dự thảo luật phải giải quyết được những vướng mắc, điểm nghẽn trong giải phóng mặt bằng và triển khai dự án hiện nay để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Ngoài các trường hợp quy định Nhà nước thu hồi đất, đại biểu đề xuất những dự án đô thị, thương mại, dịch vụ với quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên Nhà nước nên đứng ra thu hồi, thay vì thực hiện cơ chế thỏa thuận, còn nếu thực hiện thỏa thuận thì cần phải có cơ chế để kiểm soát việc thỏa thuận này.

Ngày 7/4, các đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

“Thỏa thuận nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật quy định, khi không thỏa thuận được thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, vì Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm lợi ích cuộc sống và sinh kế của người dân khi bị thu hồi đất, song người dân cũng phải có nghĩa vụ nhường đất cho các dự án để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh” - đại biểu nói.

Về việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, đại biểu đoàn Hưng Yên nhất trí với quy định tại dự thảo là người sử dụng đất không nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất quá thời hạn 90 ngày kể từ khi có thông báo nộp thì phải thu hồi đất.

Tuy nhiên, để bảo đảm chặt chẽ và phù hợp với thực tiễn, đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "mà không có lý do chính đáng" sau cụm từ "thời hạn 90 ngày". Quy định như vậy sẽ bảo đảm được quyền lợi của người sử dụng đất chậm nộp tiền trong trường hợp có lý do bất khả kháng như ốm đau, tai nạn... Tương tự, tại Điều 17 về thời hạn chậm nộp, chậm tiến độ và không triển khai dự án dẫn đến phải thu hồi đất, đại biểu cũng đề nghị bổ sung cụm từ "mà không có lý do chính đáng".

Đại biểu Sùng A Lềnh (đoàn Lào Cai) đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung trách nhiệm của Nhà nước trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong việc đăng ký, đo đạc, làm thủ tục hồ sơ đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, v.v. đặc biệt là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng nông thôn. Bởi, trình độ dân trí, hiểu biết về pháp luật của người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn còn nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân trong sử dụng đất đai, gây khó khăn, phức tạp việc quản lý nhà nước về đất đai, dễ phát sinh tiêu cực…/.

相关内容
推荐内容