您的当前位置:首页 > World Cup > 【kèo handicap】“Bộ ba bất khả thi” ngành năng lượng và hướng đi cho các nền kinh tế mới nổi 正文

【kèo handicap】“Bộ ba bất khả thi” ngành năng lượng và hướng đi cho các nền kinh tế mới nổi

时间:2025-01-25 16:38:32 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Tại Diễn đàn năng lượng toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương thuộc khuôn khổ Tuần lễ bền vững Abu Dha kèo handicap

Tại Diễn đàn năng lượng toàn cầu của Hội đồng Đại Tây Dương thuộc khuôn khổ Tuần lễ bền vững Abu Dhabi mới diễn ra,ộbabấtkhảthingànhnănglượngvàhướngđichocácnềnkinhtếmớinổkèo handicap các lãnh đạo của GE cùng các đại biểu thảo luận về tương lai của ngành năng lượng, cụ thể là trung hòa cacbon.

Trong số các giải pháp mà cả thế giới đang tìm kiếm để trung hòa cacbon, điều cần làm đầu tiên là tìm ra một con đường bền vững cho ngành điện, ngành có lượng phát thải chiếm đến 41% tổng lượng phát thải do con người gây ra. Trong khi đó, có một thực tế là nhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng. Đến năm 2040, nhu cầu điện toàn cầu sẽ tăng gấp rưỡi so với hiện nay và phần lớn nhu cầu mới phát sinh theo các nền kinh tế mới nổi, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế.

Đối với các thị trường mới nổi, đạt được sự cân bằng này là một điều đặc biệt khó khăn bởi sự thiếu hụt về khả năng chi trả do sự hạn chế về ngân sách chính phủ và khả năng tiếp cận vốn với chi phí cao hơn. Độ ổn định cũng là một vấn đề nan giải ở nhiều quốc gia đang nỗ lực cấp điện cho người dân đồng thời đáp ứng sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu để mở rộng các hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, tính bền vững còn cấp thiết hơn bởi dân số và môi trường ở các nước đang phát triển đang chịu ảnh hưởng đáng kể do biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia, để vượt qua điều này, chuyển đổi nhiên liệu, áp dụng công nghệ tiên tiến và tận dụng tốt hơn các tài sản sẵn có là những con đường phù hợp cho các nền kinh tế mới nổi.

“Bộ ba bất khả thi” ngành năng lượng và hướng đi cho các nền kinh tế mới nổi
Năng lượng tái tạo đang được các quốc gia ưu tiên phát triển

Chuyển đổi sang nguồn điện sạch hơn

Chuyển đổi sang nguồn điện sạch hơn đang là hướng đi được nhiều quốc gia lựa chọn. Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đang xem xét việc chuyển đổi sang các nguồn nhiên liệu đốt sạch hơn, ổn định và hiệu quả cao, bao gồm sử dụng khí tự nhiên và tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng.

Các quốc gia khác như Argentina và Brazil đang đáp ứng được tỷ lệ ngày càng tăng về công suất phát điện mới cần thiết nhờ phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời thay vì các nhà máy điện thông thường. Ngoài ra, thủy điện cũng mang lại nhiều cơ hội. Ví dụ ở Pakistan, một nhà máy thủy điện mới do GE phát triển trên sông Indus sẽ sản xuất đủ điện để cung cấp cho 4 triệu hộ gia đình chỉ trong giai đoạn đầu.

Bên cạnh đó, các nhà máy điện khí có thể kết hợp các nhiên liệu có nhiệt trị thấp như hydro và áp dụng các công nghệ thu giữ carbon để giảm lượng khí thải hơn nữa. Khi công nghệ ngày càng được cải tiến và chi phí sản xuất hydro trong sản xuất điện tái tạo giảm, các nhà máy tuabin khí sẽ có thể chuyển sang dùng hydro 100% và từ đó gần như không gây phát thải.

Ápdụngcông nghệ tiên tiến

Giải pháp thứ hai cho các thị trường mới nổi chính là triển khai công nghệ sản xuất điện tiên tiến nhất có thể.

Trong lĩnh vực điện tái tạo, tuabin gió ngoài khơi mạnh nhất thế giới Haliade-X của GE có thể tạo ra lượng điện lớn mà không phát thải cacbon. Với cánh quạt dài hơn sân bóng bầu dục, một vòng quay của Haliade-X có thể cấp đủ điện cho một hộ gia đình ở Anh trong hai ngày. Tương tự, những công nghệ điện gió trên bờ mới cũng cho phép sản xuất điện ngày càng hiệu quả ở các thị trường đang phát triển. Các dự án điện gió mới như Serra da Babilonia và Ventos da Bahia ở Brazil sẽ sử dụng tuabin Cypress của GE. Loại tuabin này có đường kính cánh quạt dài và trụ đỡ tuabin cao hơn, giúp khai thác được nhiều điện hơn, tăng khả năng cạnh tranh cho các khách hàng. Dòng tuabin Cypress sau này sẽ còn mạnh mẽ hơn với mỗi tuabin có thể cấp đủ điện hàng nghìn hộ gia đình tại các nước đang phát triển.

Các tuabin khí lớn nhất và hiệu quả nhất thế giới cũng đang đóng góp vào việc sản xuất điện tại các quốc gia đang phát triển. Với sáu tuabin khí HA của GE, Pakistan có thể sử dụng khí tự nhiên một cách hiệu quả hơn và giảm lượng khí thải cacbon trong sản xuất điện. Ngoài ra, từ năm 2022, hai trong số các tuabin khí HA của GE dự kiến sẽ bắt đầu cấp điện với mức chi phí hợp lí cho Bangladesh.

Chi phí vốn (CAPEX) càng thấp, công suất càng cao

Giải pháp quan trọng thứ ba là cải thiện hiệu suất của các tài nguyên năng lượng hiện có. Nhờ không sử dụng nhiều vốn, cách tiếp cận này mang lại nhiều lợi ích kinh tế không chỉ nhờ bổ sung công suất cho lưới điện mà còn cho phép tận dụng nguồn vốn cho các mục đích khác.

Các giải pháp kỹ thuật số - chẳng hạn như phần mềm quản lý hiệu suất điện (APM) - có thể giúp các nhà vận hành năng lượng tăng cường hoạt động của thiết bị và cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng. Tại Qatar, phần mềm quản lý hiệu suất lưới điện (APM) giúp công ty điện lực quốc gia giảm 50% các sự cố trạm biến áp. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, nâng cấp một nhà máy điện khí chạy bằng than sẽ giúp tăng cả độ sẵn sàng và sản lượng hơn 20%.

Đối với tuabin khí, các phương án nâng cấp giúp giảm lượng khí thải trên một đơn vị điện sản xuất giúp tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu và độ ổn định cung điện. Giải pháp này đang được thực hiện ở các nước như Bờ Biển Ngà, Tanzania, Nigeria, Ai Cập, Iraq và Việt Nam.

Giải pháp này hiệu quả không chỉ với các công nghệ sản xuất điện truyền thống mà còn cả với điện tái tạo. Tại Philippines, việc GE nâng cấp thiết bị quan trọng tại một nhà máy thủy điện 53 năm tuổi dự kiến sẽ kéo dài tuổi thọ của nhà máy này thêm 50 năm, đồng thời tăng 4% sản lượng điện.