【kết quả ai cập hôm nay】Chánh án TAND tối cao: Án hành chính đang có rất nhiều tồn tại

时间:2025-01-09 12:48:57来源:Empire777 作者:Cúp C1

Sáng 20/3,ánhánTANDtốicaoÁnhànhchínhđangcórấtnhiềutồntạkết quả ai cập hôm nay Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại phiên họp Thường vụ kết nối trực tuyến đến tất cả tỉnh thành.

Phát biểu mở đầu phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dù số lượng các loại vụ án phải thụ lý giải quyết tăng nhiều và có tính chất ngày càng phức tạp, trong khi số lượng biên chế được giao không tăng thêm, nhưng với nỗ lực lớn của cán bộ, công chức ngành tòa án nên chất lượng, hiệu quả công tác xét xử ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh đó, vẫn còn những tồn tại, hạn chế như vẫn còn một số vụ án giải quyết quá thời hạn luật định; tỷ lệ bản án, quyết định hành chính bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan chưa đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra; các phản ánh vướng mắc gửi về TANDTC còn chậm.

Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: QH

Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội trên cơ sở nhìn thẳng vào các hạn chế, tìm ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác của ngành tòa án. Trong đó, tập trung chất vấn nhóm vấn đề như giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng xét xử; Công tác cán bộ của ngành tòa án…

Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, tỷ lệ bị hủy, sửa các vụ án hành chính do nguyên nhân chủ quan vẫn còn cao. Đại biểu đề nghị Chánh án cho biết nguyên nhân sâu xa về tình trạng này.

“Phải chăng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm của một bộ phận thẩm phán cấp sơ thẩm trong giải quyết các vụ án. Bởi vì bên bị kiện chủ yếu là cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính”, đại biểu nói và đề nghị Chánh án Nguyễn Hòa Bình nêu giải pháp căn cơ giải quyết tình trạng trên?

Trả lời chất vấn, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình thẳng thắn thừa nhận 'án hành chính hiện nay đang có vấn đề’, đang có rất nhiều tồn tại. Cụ thể như tỷ lệ xử thấp; hủy sửa nhiều (có năm lên đến 4%). Đặc biệt là một số vụ án hành chính dù đã có bản án nhưng UBND các cấp không thi hành nghiêm túc gây bức xúc cho người dân.

Cũng theo Chánh án Nguyễn Hoà Bình, các thẩm phán khi xét xử các vụ án của UBND cùng cấp cũng có câu chuyện nể nang. “Đấy là có thật, nhưng tỷ lệ không nhiều. Tuyệt đại đa số các thẩm phán đều phát huy bản lĩnh, tính chuyên nghiệp và xét xử vụ án hành chính nghiêm túc. Tuy nhiên, việc nể nang cũng có, chứ không phải không có”, ông Bình cho hay.

Tuy nhiên, theo ông, việc nể nang không phải là nguyên nhân chính dẫn đến việc huỷ, sửa cao. Tỷ lệ huỷ, sửa cao có nguyên nhân chủ yếu như việc cung cấp tài liệu của UBND các cấp cho người dân không đầy đủ.

Theo ông Bình, với các vụ án hành chính và án dân sự thì trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ thuộc các bên, của bên đi kiện và bên bị kiện. Việc chuẩn bị tài liệu đủ hay không đủ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử.

“Nếu như các bên chuẩn bị không đủ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng xét xử”, ông Bình nói và khẳng định, UBND các cấp thường cung cấp tài liệu cho người dân rất hạn chế, không đầy đủ nên ảnh hưởng đến chất lượng xét xử.

Chánh án Nguyễn Hòa Bình viện dẫn quy định, Chủ tịch UBND các cấp khi bị kiện thì phải ra tòa. Trong trường hợp ủy quyền thì Chủ tịch chỉ được ủy quyền đến cấp phó của mình, không được uỷ quyền sâu hơn.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa nêu câu hỏi chất vấn.

“Các vụ án cấp tỉnh, Chủ tịch UBND rất nhiều việc nên thời gian ra tòa hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Do vậy mà các vụ án hành chính thường bị chậm”, ông Bình nói và cho rằng, đây là nguyên nhân chính dẫn đến án hành chính bị hủy, sửa và chậm khắc phục.

Về giải pháp, Chánh án TANDTC cho biết, cùng với việc nâng cao chất lượng xét xử tất cả các loại án, ngành toà án đã để ra 14 giải pháp nâng cao chất lượng xét xử. “Còn đối với việc cả nể, mặc dù ít nhưng cũng cần đặt ra. Thời gian tới, vụ án kiện huyện thì do tỉnh xử, vụ án của tỉnh thì do tòa chuyên biệt xử”, ông Bình cho hay.

Tranh chấp đất đai không nên đưa hết cho tòa án

Trước Quốc hội, đại biểu Mai Thị Phương Hoa còn cho biết, thời gian gần đây, các vụ án hành chính có xu hướng tăng về số lượng và chủ yếu liên quan đến đất đai, rất phức tạp.

“Trong khi đó dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đang đề xuất đưa hết các tranh chấp đất đai, kể cả trường hợp chưa có sổ đỏ sang tòa án giải quyết. Chánh án có đánh giá gì về tính khả thi của đề xuất này?”, đại biểu đoàn Nam Định nêu câu hỏi.

Trả lời câu hỏi này, Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho biết, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có đặt vấn đề tất cả tranh chấp về đất đai thì giao cho tòa xử. Đối với luật hiện hành, người dân có thể kiện những vấn đề liên quan đến đất đai ra UBND hoặc có thể kiện ra tòa.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, nếu đưa hết ra tòa án thì hạn chế quyền của người dân trong việc lựa chọn (hoặc xử trước tòa, hoặc xử hành chính).

Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, việc xử hành chính của người dân tại UBND có lợi rất lớn là UBND cấp dưới mà sai thì UBND cấp trên có tài liệu, có khả năng sửa chữa ngay mà không cần phải đưa ra tòa.

Qua đó vụ án được giải quyết nhanh và có trách nhiệm, không cần phải đi thu thập tài liệu, bất tiện cho người dân. “Trong xu thế hiện nay thì không nên đưa hết việc này cho tòa án”, ông Bình cho hay.

相关内容
推荐内容