Nội dung trên được nêu trong Quyết định số 2060/2020 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự,ĐixemáydướiccphảicóbằngláiCầnthiếtvàcấpthiếtỷ số bóng đá ngoai hang anh an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế
Trong nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ đã thống nhất điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ cho phù hợp với Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển,…
Trước đó, trong dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Bộ Giao thông vận tải có đề xuất phân loại thành 17 hạng GPLX, trong đó bổ sung thêm hạng A0 dành cho loại xe máy có dung tích xy-lanh dưới 50cc, xe máy điện có công suất dưới 4kW.
Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, việc quản lý cả nhóm đối tượng điều khiển xe máy dưới 50cc và xe máy điện là việc làm cần thiết bởi những chiếc xe này nặng xấp xỉ 100kg, có thể đạt vận tốc tối đa đến 60-70km/h, là nguồn gây nguy hiểm không kém gì các loại mô-tô, xe máy khác.
Thế nhưng, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người dân chỉ cần đủ 16 tuổi trở lên là đã được điều khiển các phương tiện này ra đường, ngoài ra không có bất cứ quy định cụ thể nào khác liên quan đến sức khoẻ, năng lực lái xe hay nhận thức về pháp luật an toàn giao thông.
Điều này đã dẫn tới một thực trạng là nhiều học sinh “phi vù vù” xe máy, xe đạp điện trên đường, phớt lờ các quy định về an toàn giao thông, gây ra nỗi khiếp sợ cho nhiều phương tiện khác.
Cần thiết phải có biện pháp nhằm "quản chặt" người điều khiển xe máy, xe máy điện |
Theo Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia, nghiên cứu về tai nạn giao thông của Bệnh viện Việt Đức năm 2017 cho thấy, có tới 80% số vụ cấp cứu do tai nạn giao thông xảy ra ở nhóm thanh thiếu niên từ lớp 8 đến lớp 12 và trên 80% thương vong cũng nằm trong nhóm này. Đây là con số đáng báo động bởi phần lớn học sinh độ trong độ tuổi này đi xe mô tô dưới 50cc và xe máy, xe đạp điện.
Cần sớm xây dựng lộ trình thực hiện
Trên thực tế, đối tượng chủ yếu của quy định này sẽ là học sinh THPT trên 16 tuổi và một số ít người trên 18 tuổi nhưng chỉ có nhu cầu sử dụng loại xe máy có công suất nhỏ. Trong đó, việc quản chặt nhóm đối tượng học sinh tham gia giao thông bằng xe máy, xe máy điện được đông đảo người dân ủng hộ.
Chị Hoàng Thị Như Hoa (39 tuổi, giáo viên tại quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, cần phải có ngay một biện pháp để nâng cao ý thức, nhận thức và năng lực lái xe của học sinh phổ thông. Điều này không chỉ giúp giao thông an toàn hơn mà còn nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ tương lai.
“Các em đang tuổi ăn tuổi lớn, quen được bao bọc nên đi xe ra đường vẫn theo kiểu tự do, chưa thực sự nhận thức được vai trò của mình trong cộng đồng. Khi phải học và thi để có được một GPLX, các em sẽ cảm thấy trân quý, qua đó nhận thức được tầm quan trọng của việc lái xe và có ý thức hơn khi ra đường”, chị Hoa nhận định.
Trao đổi với VietNamNet về vấn đề này, GS.TS Từ Sỹ Sùa – Giảng viên cao cấp trường ĐH Giao thông vận tải cũng cho rằng, việc có một loại “chứng chỉ” cho nhóm đối tượng điều khiển xe máy dưới 50cc và xe máy điện công suất nhỏ là điều cấp thiết.
“Tôi thấy việc thêm một GPLX cho các loại phương tiện này là hết sức bình thường, nhiều nước trên Thế giới cũng đã áp dụng từ lâu. Ai điều khiển phương tiện ra đường tuỳ theo mức độ cũng cần được trang bị kiến thức, kỹ năng để giao thông an toàn và văn minh hơn”, chuyên gia giao thông Từ Sỹ Sùa nói.
Tuy nhiên, do phần lớn nhóm đối tượng này là học sinh dưới 18 tuổi, nên ngoài những quy định “cứng” ra thì việc tuyên truyền, giáo dục và có phương pháp tiếp cận hợp lý là rất quan trọng.
Vị GS.TS này cũng đưa khuyến cáo, ngay từ bây giờ có thể “luật hoá” và ra các văn bản hướng dẫn thực hiện, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế cần có lộ trình rõ ràng, căn cơ để tránh “sốc” vì sẽ tác động đến đối tượng còn ít tuổi, rất nhạy cảm. Việc làm quá “rắn” hoặc quá hời hợt cũng sẽ không có tác dụng.
Nhiều chuyên gia cũng bày tỏ sự đồng tình với chủ trương trên, tuy nhiên một số ý kiến chỉ ra rằng yêu cầu đối với người điều khiển xe máy dưới 50cc và xe máy điện dưới 4 kW cần phải được tính toán để phù hợp độ tuổi 16-18 tuổi. Nếu yêu cầu quá cao trong việc học, sát hạch có thể gây lãng phí thời gian và tiền của. Do vậy, các cơ quan chức năng trong quá trình triển khai thực hiện cần cân nhắc để đảm bảo hài hoà và có tính kế thừa.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về ban Ô tô Xe máy – báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
2020 - một năm sôi động dành cho cánh tài xế
So với vài năm trước, năm 2020 được nhiều lái xe đánh giá là có nhiều “ồn ào” nhất về đời sống sau tay lái khi có hàng loạt quy định, cả cũ lẫn mới, hoặc mới nằm ở dự thảo đã gây tranh cãi.