您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【đội hình ukraine】Gần 40% vốn FDI trên toàn cầu là vốn ảo 正文

【đội hình ukraine】Gần 40% vốn FDI trên toàn cầu là vốn ảo

时间:2025-01-25 18:02:13 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Đất nước Luxembourg nhỏ bé nhưng thu hút tới 4.000 tỷ FDI, một trường hợp điển hình về vốn ảo.Vốn ảo đội hình ukraine

Lux

Đất nước Luxembourg nhỏ bé nhưng thu hút tới 4.000 tỷ FDI,ầnvốnFDItrêntoàncầulàvốnảđội hình ukraine một trường hợp điển hình về vốn ảo.

Vốn ảo tập trung ở các thiên đường thuế

Theo số liệu thống kê chính thức, Luxembourg- một quốc gia chỉ có 600.000 dân, đang thu hút lượng FDI nhiều tương đương Mỹ và lớn hơn cả Trung Quốc. Tổng số FDI đăng ký tại Luxembourg là 4.000 tỷ USD, bình quân 6,6 triệu USD trên mỗi người dân. Lượng FDI khổng lồ này không thể là con số đầu tư thực so với quy mô nhỏ bé của nền kinh tế Luxembourg. Vậy con số thống kê chính thức không đúng hay có điều gì khác ở đây?

FDI là một động lực quan trọng để hội nhập kinh tế quốc tế, kích thích tăng trưởng, tạo việc làm và tăng năng suất. Vì vậy, nhiều quốc gia có chính sách thu hút FDI. Tuy nhiên, không phải tất cả FDI đều mang lại nguồn vốn để tăng năng suất. Thực tế, FDI là khoản đầu tư tài chính xuyên biên giới giữa các công ty thuộc cùng một tập đoàn đa quốc gia, và phần khá lớn trong đó là vốn ảo, những khoản đầu tư qua các công ty vỏ bọc. Những công ty vỏ bọc này không có hoạt động kinh doanh thực. Thay vào đó, họ thực hiện các hoạt động mua bán, tài trợ nội bộ, quản lý tài sản vô hình… chủ yếu nhằm giảm thiểu số thuế mà các công ty đa quốc gia phải nộp. Những hoạt động như vậy đã khiến việc thống kê số liệu FDI truyền thống bị sai lệch và khó đánh giá được thực sự hoạt động hội nhập kinh tế.

Kết hợp số liệu FDI chi tiết của Tổ chức Hợp tác và Phát triển quốc tế (OECD) với số liệu tổng hợp toàn cầu của IMF, các tác giả Jannick Damgaard, Thomas Elkjaer, and Niels Johannesen đã đưa mạng lưới toàn cầu các mối quan hệ đầu tư song phương, phân tách FDI ảo và FDI thực.

Theo kết quả này, phần lớn FDI ảo tập trung ở các thiên đường thuế, trong đó Luxembourg và Hà Lan nắm gần một nửa. Cùng với Hồng Kông, Bermuda, quần đảo Virgin thuộc Anh, quần đảo Cayman, Singapore, Thuỵ Sĩ, Ireland, Mauritius, 10 nền kinh tế này chiếm tới hơn 85% tổng vốn đầu tư ảo.

Vì sao các thiên đường thuế này thu hút nhiều FDI ảo đến vậy? Trong một số trường hợp, đây là chính sách có chủ ý của họ nhằm thu hút vốn FDI nhiều nhất có thể bằng cách đưa ra các lợi thế hấp dẫn như thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 0 hoặc gần bằng 0. Thậm chí ngay cả khi các công ty vỏ bọc này không có hoặc có rất ít nhân viên và không đóng chút thuế nào, họ vẫn đóng góp cho nền kinh tế địa phương bằng mua dịch vụ tư vấn thuế, kế toán và các dịch vụ tài chính khác, cũng như đóng phí đăng ký và thành lập công ty.

15.000 tỷ USD vốn FDI là không có thực

Tại Ireland, thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm mạnh từ mức 50% những năm 1980 xuống còn 12,5% hiện nay. Mặc dù giảm thuế, song tổng thu từ thuế doanh nghiệp của Ireland vẫn tăng lên chiếm một phần GDP bởi cơ sở thuế đã tăng đáng kể, chủ yếu từ dòng vốn FDI rất lớn. Chiến lược này có thể hiệu quả với Ireland, nhưng nó cũng gây xói mòn cơ sở thuế ở các nền kinh tế khác. Thuế thu nhập doanh nghiệp toàn cầu đã giảm từ mức 40% năm 1990 xuống còn khoảng 25% năm 2017, cho thấy một cuộc đua xuống đáy về thuế và chỉ ra nhu cầu hợp tác quốc tế trong vấn đề này.

Ước tính, tổng số FDI ảo trên toàn cầu lên tới 15.000 tỷ USD, tương đương GDP hàng năm của hai nền kinh tế lớn là Đức và Trung Quốc cộng lại. Và mặc dù đã có nhiều nỗ lực quốc tế để hạn chế việc tránh thuế, trong đó quan trọng nhất là sáng kiến hành động của G20 về Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) và việc trao đổi thông tin tài chính theo Tiêu chuẩn Báo cáo chung (CRS), song FDI ảo vẫn tiếp tục tăng, cao hơn cả tốc độ tăng trưởng của FDI thực. Trong gần 10 năm qua, FDI ma đã tăng từ 30% lên gần 40% tổng số FDI toàn cầu. Đằng sau con số toàn cầu, mức độ ở các quốc gia rất khác nhau. Vốn ảo của Anh tăng từ 3% năm 2009 lên 18% năm 2017. Cùng thời gian này ở Bỉ và Thuỵ Điển, tỷ lệ vốn ảo giảm từ 30% xuống dưới 10%.

Trong khi FDI ảo phần lớn tập trung ở các thiên đường thuế, hầu như tất cả các nền kinh tế, từ các thị trường tiên tiến phát triển cho đến các thị trường đang phát triển đều chịu ảnh hưởng của hiện tượng này. Phần lớn các nền kinh tế đều có đầu tư vào các công ty vỏ bọc ở nước ngoài và họ cũng nhận được những khoản đầu tư như vậy từ các công ty nước ngoài khác, với số bình quân khoảng 25% tổng số FDI.

Các khoản đầu tư ra nước ngoài vào các công ty vỏ bọc cho thấy các công ty đa quốc gia bị kiểm soát trong nước đang tìm cách tránh thuế. Tương tự, việc nhận đầu tư từ các công ty trống rỗng ở nước ngoài là dấu hiệu các công ty đa quốc gia ở nước ngoài đang muốn tìm đến đây để tránh thuế.

Thế giới nỗ lực hợp tác để cải thiện hệ thống thuế

Ngày nay, một công ty đa quốc gia có thể sử dụng các kỹ thuật tài chính để chuyển dịch lượng lớn tiền trên toàn cầu, dễ dàng định giá tài sản vô hình cao, hoặc bán dịch vụ điện tử từ các thiên đường thuế mà không cần hiện diện thực sự. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động thống kê vĩ mô truyền thống, chẳng hạn như số liệu GDP và FDI bị thổi phồng ở các thiên đường thuế. Một trường hợp điển hình là GDP của Ireland năm 2015 tăng tới 26%, sau khi một số công ty đa quốc gia chuyển bản quyền sở hữu trí tuệ đến Ireland. Còn Luxembourg đang là nền kinh tế thu hút FDI lớn nhất thế giới.

"Apple không sản xuất iPhone ở Ireland, cũng không thiết kế sản phẩm hay phát triển hệ điều hành ở đó, nhưng một trong những khoản FDI lớn nhất của Mỹ là cổ phần sở hữu của Apple tại Apple Ireland", Brad Setser, một nhà kinh tế quốc tế tại Hội đồng Quan hệ quốc tế ở New York cho biết. Nghiên cứu của IMF cũng cho rằng, gần 2/3 FDI vào Ireland là không có thực.

Những năm gần đây, cải cách hệ thống thuế là một trong những ưu tiên cao của nhóm các nước G7. Những động thái đơn phương gần đây của Pháp trong việc đánh thuế các tập đoàn công nghệ lớn hoạt động tại nước này đã tăng áp lực đối với các thành viên G7 khác trong việc đạt tới một thoả thuận chung.

Chương trình nghị sự về thuế cũng rất được các nền kinh tế G20 quan tâm. Các sáng kiến BEPs và CRS là ví dụ cho những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc khắc phục những yếu kém của hệ thống thuế đã được thiết kế từ hàng thế kỷ nay, mặc dù những vấn đề về cạnh tranh thuế và quyền đánh thuế vẫn chưa thể giải quyết.

Tuy nhiên, điều này dường như đang thay đổi với các cam kết ngày càng lan rộng về sự cần thiết phải cải cách mạnh mẽ. Thực tế, năm nay IMF đã đưa ra nhiều phương án khác nhau về việc tái thiết kế hệ thống thuế toàn cầu, từ thuế tối thiểu cho đến xác định quyền đánh thuế ở các nền kinh tế. Dù các nhà làm chính sách có lựa chọn con đường nào đi nữa, một thực tế rõ ràng là: hợp tác quốc tế là chìa khoá để giải quyết vấn đề chính sách thuế trong môi trường kinh tế toàn cầu hoá ngày nay.

Hoàng Yến (theo F&D, FT)