【kèo 3/4 là bao nhiêu】Đa dạng hoạt động phong trào phụ nữ
(CMO) Thời gian qua, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” luôn được các cấp hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở triển khai sâu rộng đến từng hội viên. Việc đa dạng hoá các mô hình hoạt động khác nhau đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nhiều phụ nữ ổn định cuộc sống, từ đó thu hút các chị em tham gia hoạt động hội.
Hội LHPN xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn hiện có 1.626 hội viên với 6 chi hội. Thời gian qua, nhờ sự quan tâm của các cấp hội, nhiều chị em trong xã có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định đời sống. Việc phát triển đa dạng nhiều mô hình như: “góp vốn xoay vòng”, “nuôi heo đất”… đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Bà Trần Thị Nhung luôn hăng say lao động sản xuất. |
Đa phần hội viên tại địa phương phát triển kinh tế từ việc nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh, buôn bán nhỏ nên việc tạo nguồn vốn là hết sức cần thiết. Chị Lâm Tuyết Như, Chủ tịch Hội LHPN xã Hàng Vịnh, cho biết: “Để tạo điều kiện cho chị em phụ nữ phát triển kinh tế, hội đã vận động vốn từ nhiều nguồn. Bên cạnh đó, hội còn tập trung triển khai nhiều mô hình tiết kiệm, tạo được sự đồng thuận, nâng cao tình đoàn kết trong chị em ở các chi hội”.
Ngoài ra, Hội LHPN xã Hàng Vịnh còn lập ra nhiều tổ buôn bán nhỏ như buôn bán tạp hoá, quán ăn uống… Mỗi chị sẽ được hỗ trợ từ 2,5-3 triệu đồng, nguồn vốn sẽ được xoay vòng cho các chị em khác trong chi hội. Mô hình “tiết kiệm tăng dần” được nhiều chị em hưởng ứng tích cực với việc tiết kiệm 30.000 đồng/tháng, qua đó tạo được nguồn vốn cho các chị em có nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh.
Bà Trần Thị Nhung, 63 tuổi, Ấp 2, xã Hàng Vịnh là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào phụ nữ thi đua sản xuất, giúp đỡ nhiều chị em phụ nữ trong hội có được công việc ổn định. Cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Vĩnh Hoà Phát của bà Nhung hoạt động gần 20 năm qua. Với cách làm sáng tạo, nhạy bén, ngoài sản phẩm bánh phồng tôm, bà Nhung còn tạo ra bánh phồng chuối, bánh phồng mít, bánh phồng môn.
“Mỗi ngày cơ sở cho ra thị trường khoảng 100 kg bánh phồng. Lúc trước làm bằng thủ công nên nghề này cực lắm, tráng bột, đổ khuôn, cắt bánh, phơi bánh, mỗi công đoạn đòi hỏi người làm rất kỳ công thì mới có thể cho ra sản phẩm chất lượng. Giờ mỗi công đoạn đều có máy móc hỗ trợ nên sản lượng bánh sản xuất mỗi ngày nhiều hơn, nhộn nhịp nhất là vào dịp cận Tết. Khi đó mỗi ngày có khi làm ra gần 200 kg bánh”, bà Trần Thị Nhung chia sẻ.
Thông qua phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Chi hội Phụ nữ ấp Biện Trượng, xã Lâm Hải đã có nhiều cách làm hay. Tổ nấu cháo dinh dưỡng được thành lập từ năm 2013 thu hút 10 hội viên hoạt động. Để duy trì tổ nấu cháo này, chi hội vận chị em thực hành tiết kiệm từ việc thu gom phế liệu; bên cạnh đó, các chị em có điều kiện hỗ trợ thêm, đồng thời vận động các nhà hảo tâm tài trợ.
Tổ nấu cháo hoạt động vào 1 ngày trong tháng, chủ yếu là cấp phát cháo dinh dưỡng 1 lần/tháng cho gần 240 trẻ em học tại Trường Mẫu giáo Lâm Hải và học sinh Trường Tiểu học Lâm Hải. Nồi cháo chỉ khoảng 700.000 đồng nhưng đó là tấm lòng, tâm huyết của các chị trong Chi hội Phụ nữ ấp Biện Trượng dành cho các em học sinh tại địa phương.
Chị Lâm Tuyết Như, Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Lâm Hải, chia sẻ: “Đây là hoạt động rất ý nghĩa từ mô hình tiết kiệm trong hội. Tuy nhiên, để duy trì được nồi cháo đến nay, đó là tâm huyết, nỗ lực từ nhiều chị em trong hội. Thời gian tới, các chị em trong xã sẽ vận động hỗ trợ để tiếp tục duy trì hoạt động ý nghĩa này. Một bữa ăn nhỏ nhưng thể hiện được sự quan tâm, chăm lo cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn”./.
Hằng My