【y bóng đá】'Quyền sạc điện' là tiêu chí cấp phép chung cư tại nhiều nước trên thế giới

(VTC News) -

"Quyền sạc điện” trở thành quy định bắt buộc nếu một toà nhà muốn tồn tại.

Theềnsạcđiệnlàtiêuchícấpphépchungcưtạinhiềunướctrênthếgiớy bóng đáo dự báo của IEA, đến năm 2030, ô tô điện chiếm hơn 10% lượng phương tiện giao thông đường bộ. Tổng số lượng ô tô điện trên toàn cầu sẽ tăng từ khoảng 40 triệu chiếc năm 2023 lên 240-250 triệu chiếc vào năm 2030.

Doanh số cũng được dự báo sẽ đạt hơn 20 triệu chiếc vào năm 2025 và hơn 40 triệu chiếc vào năm 2030. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30%, xe điện sẽ sớm soán ngôi xe xăng/dầu để trở thành phương tiện phổ biến nhất trên đường. 

Các quy định bắt buộc về trạm sạc trong chung cư

Để giải quyết bài toán sạc xe điện, các quốc gia đưa ra nhiều quy định liên quan đến việc xây dựng trạm sạc ngay tại các tòa nhà chung cư tập trung nhiều căn hộ, thậm chí nhiều nơi còn ban hành luật về “quyền sạc xe điện”.

Đơn cử tại Mỹ, tháng 5/2022, bang Connecticut ban hành Tiêu chuẩn xây dựng trạm sạc xe điện bắt buộc có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023.

Theo đó, các tòa nhà mới của tiểu bang chi phí lớn hơn 100.000 USD phải lắp đặt các trạm sạc EV Level 2 tối thiểu 20% chỗ đậu xe. Còn các tòa nhà thương mại hoặc chung cư mới ít nhất 30 chỗ đậu xe phải có khả năng hỗ trợ các trạm sạc nhanh ở 10% số không gian đó. 

"Quyền sạc xe điện” được ban hành ở nhiều quốc gia trên thế giới. (Ảnh: Motortrend)

Để thúc đẩy lắp đặt trạm sạc trong chung cư, đến nay trên 10 tiểu bang ở Mỹ thông qua Đạo luật về Quyền sạc điện (Right To Charge). Luật quy định khác nhau tùy theo tiểu bang nhưng tất cả đều cấm chủ sở hữu tòa nhà và Hiệp hội chủ sở hữu nhà (HOA) ngăn cản cư dân lắp đặt và sử dụng bộ sạc xe điện tại chung cư, đồng thời luật cũng nêu rõ các yêu cầu lắp đặt bộ sạc đúng tiêu chuẩn quy định. 

Đạo luật sạc xe điện của Illinois ban hành vào tháng 6/2023 yêu cầu 100% chỗ đậu xe tại các ngôi nhà mới và tòa nhà nhiều căn hộ phải có hạ tầng đường dẫn sẵn sàng cho việc lắp đặt sạc xe điện. Các tiểu bang California, Colorado, Florida, Hawaii, Maryland, New Jersey, New York, Oregon và Virginia hay các thành phố như Seattle và Washington, D.C cũng ban hành luật về quyền sạc điện.

Trước đó, California, bang dẫn đầu về sở hữu xe điện hông qua bộ luật dân sự vào năm 2014 áp dụng cho cả các tòa nhà do chủ sở hữu và người thuê sử dụng, cho phép lắp đặt bộ sạc “trong căn hộ của chủ sở hữu hoặc trong một bãi đậu xe hay khu vực chung”. 

Tạichâu Âu– thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới, Anhđã ban hành quy định xây dựng sửa đổi về việc lắp đặt các điểm sạc xe điện hoặc các tuyến cáp, hiệu lực từ tháng 6/2022. Trong đó, các yêu cầu mới như mỗi khu nhà mới có bãi đậu xe đều phải có điểm sạc xe điện; các khu dân cư có trên 10 chỗ đậu xe phải ít nhất một bộ sạc xe điện.

Tại Na Uy,“thủ phủ” xe điện của châu Âu, từ 2016, Bộ Giao thông Vận tải đã ra quy định yêu cầu phải phân bổ tối thiểu 6% khu vực sạc cho ô tô điện trong các tòa nhà và bãi đỗ xe mới.

Năm 2017, quốc gia Bắc Âu này ban hành luật quy định “quyền sạc điện” của những người sống trong chung cư. Đây là quy định bắt buộc với các cộng đồng nhà ở về việc cung cấp dịch vụ sạc xe điện, đồng thời toàn bộ cư dân phải chia sẻ trách nhiệm tài chính đối với cơ sở hạ tầng sạc.

Erik Lorentzen, Giám đốc Dịch vụ Tư vấn và Phân tích tại Hiệp hội Xe điện Na Uy giải thích điều này có nghĩa là “ban quản lý chung cư không thể nói ‘không’ với việc lắp đặt hạ tầng sạc xe điện”

Trên thực tế, với chủ tòa nhà, việc lắp đặt thêm hệ thống cáp và chia công suất điện cho mọi cư dân cũng giống như việc sử dụng thang máy. Người nào có nhu cầu sạc sẽ chi trả chi phí bộ sạc. Cách tiếp cận chủ động này đã thúc đẩy việc mở rộng nhanh chóng các trạm sạc xe điện trong các khu dân cư. Đến năm 2022, Na Uy có hơn 25.000 trạm sạc trên toàn quốc.  

Từ năm 2017, Na Uy đã có luật quy định “quyền sạc điện” của những người sống trong chung cư. (Ảnh: Drive)

TạiAustraliađang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường ô tô điện. Giữa tháng 9 vừa qua, chính quyền bang New South Wales công bố kế hoạch đầu tư 260 triệu USD, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trạm sạc trên các tuyến đường, khu chung cư… nhằm thúc đẩy xu hướng xe điện và sớm đạt mục tiêu phát thải Net Zero. 

“Dù đó là ở các tòa nhà chung cư, bãi đậu xe hay bên đường, chúng tôi cam kết đảm bảo cơ sở hạ tầng sẵn sàng để hỗ trợ cho người dùng xe điện”, Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Biến đổi Khí hậu bang New South Wales Penny Sharpe khẳng định.

Năm 2022, New South Wales công bố kế hoạch trị giá 10 triệu đô la Úc để hỗ trợ 125 tòa chung cư lớn lắp đặt các trạm sạc.

Xu hướng đưa trạm sạc vào chung cư cũng đang được khuyến khích ở nhiều nơi tại Australia trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường ô tô điện. 

Thụy Điểntriển khai chương trình 'Klimatklivet' - sáng kiến ​​khuyến khích đầu tư cho các dự án nhằm giảm lượng khí thải CO2 - bao gồm các ưu đãi cho cơ sở hạ tầng sạc xe điện. Chính phủ tài trợ 50% chi phí đầu tư vào cả trạm sạc công cộng và tư nhân của các tổ chức, công ty và hiệp hội khác nhau, điển hình như hiệp hội nhà ở.

Năm 2020, chính phủ Đức đã thông qua “Đạo luật về hiện đại hóa quyền sở hữu nhà ở (WEMoG )”, cho phép các chủ sở hữu căn hộ và người thuê nhà lắp đặt bộ sạc trong tòa chung cư của họ - thay vì chờ đợi sự chấp thuận từ hội đồng sở hữu tòa nhà và các cư dân khác. 

Đức sau đó thông qua một đạo luật khác vào năm 2021, tên là “Đạo luật cơ sở hạ tầng cho xe điện trong tòa nhà (GEIG)”, nêu rõ rằng chủ sở hữu của bất kỳ tòa nhà chung cư mới nào có trên 5 chỗ đậu xe đều phải trang bị cơ sở hạ tầng cần thiết cho các bộ sạc xe điện.

Quy định này cũng áp dụng cho các tòa nhà có hơn 10 chỗ đậu xe đang được cải tạo.

Từ năm 2017, Trung tâm Phát triển và Tài chính Nhà ở Phần Lanchi 1,5 triệu euro trợ cấp cho các hội đồng nhà ở, chung cư cao tầng… xây dựng các điểm sạc xe điện cho cư dân với khoản ưu đãi 35%, tương đương 90.000 euro, trong tổng chi phí mua và lắp đặt. 

Pháp cũng đang thúc đẩy các kế hoạch đầy tham vọng nhằm đạt hơn 100.000 điểm sạc công cộng vào năm tới và sản xuất 1 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2025.

Với mỗi cá nhân khi mua và lắp đặt bộ sạc tại nhà sẽ được hưởng trợ cấp 300 euro. Đặc biệt, các điểm sạc tại các tòa chung cư sẽ được hỗ trợ lên tới 50% chi phí với mục tiêu lắp đặt bộ sạc tại 3.000 chung cư vào năm 2022. 

Trạm sạc điện cho ô tô trong toà nhà là trang bị bắt buộc tại nhiều quốc gia ở châu Âu. (Ảnh: Euractiv)

Italycũng áp dụng những chính sách tương tự. Từ 1/3/2019 đến hết năm 2021, các cá nhân, doanh nghiệp và chung cư có thể được khấu trừ thuế 50% trên tổng chi phí tối đa 3.000 euro để mua và lắp đặt bộ sạc.

Những chính sách tương tự trên khắp châu Âu đang thúc đẩy sự gia tăng “phi mã” của các điểm sạc tại các tòa chung cư, khu nhà ở nhiều căn hộ, giúp cho việc sạc pin và sử dụng xe điện trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn cho những cư dân tiên phong trong công cuộc chuyển đổi xanh. 

Tại châu Á, dù đi chậm hơn so với các nước phương Tây trong cuộc đua xe điện nhưng từ năm 2022, Nhật Bản có những động thái quyết liệt nhằm đẩy nhanh tiến độ phủ sóng trạm sạc tại các khu dân cư.

Thủ đô Tokyo là đô thị đầu tiên của Nhật Bản sẽ áp dụng quy định bắt buộc, tất cả các tòa chung cư mới đều phải trang bị số bộ sạc cho xe điện tương đương tối thiểu 20% chỗ đậu xe từ năm 2025, với gói hỗ trợ hơn 29 triệu USD. Đến hết 2024, giới chức Tokyo hy vọng sẽ có thêm 3.100 bộ sạc được lắp đặt tại các tòa nhà chung cư, gấp 15 lần so với năm 2022. 

Mộc Trà
Thể thao
上一篇:‘Thực hiện số hóa ngân hàng một cách toàn diện’
下一篇:Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong