Không đến lượt con dâu vào bếp
Ngày hai bên gia đình gặp nhau,ồngmênấuănchovợcóhômđichợvàosiêuthịmớimuađủđồlịch thi đấu bóng đá chấm com chấm vn mẹ vợ nói nhỏ với ba chồng rằng con gái bà không giỏi chuyện bếp núc. “Lúc đó, ba mình cười nói: ‘Chị yên tâm, nhà này có nhiều đầu bếp lắm, không đến lượt con dâu vô bếp đâu!’” - Lâm Trần Thừa Chi (33 tuổi, sống ở TP.HCM) kể lại.
Và đúng như lời hứa với bà thông gia, suốt 5 năm làm dâu, Lê Phương Thanh gần như không phải vào bếp, trừ lúc nấu đồ ăn cho con.
Khi ba chồng còn sống, ông là người nấu cơm cho cả nhà. Đến khi ông mất thì Chi là người đứng bếp. Thích nấu ăn từ khi còn chưa lấy vợ, lấy vợ về lại nấu ăn cho vợ mỗi ngày nhưng Chi chưa từng nghĩ đến chuyện lập kênh TikTok cho đến khi vợ mang bầu bé thứ 2.
“Bà bầu cần ăn uống kỹ và đủ chất nên mình cũng hay nấu cơm cho vợ mang theo đi làm. Thế là bả xúi mình lập kênh Tiktok vì đằng nào cũng nấu mỗi ngày, chỉ là đặt thêm một cái máy quay chia sẻ với mọi người niềm đam mê nấu nướng”.
“Thời gian đầu, mình chỉ quay đơn giản, không lộ mặt, không có cảnh ăn, không thu âm, thuần túy là chia sẻ công thức và từng bước nấu. Những video đầu tiên, mình loay hoay dậy từ 5h sáng để set up đèn, bàn ghế, bếp núc rồi lật đật nấu đồ ăn sáng cho kịp để đi làm. Vậy mà… không có ai xem (cười).
Sau đó, mình quyết định thu tiếng và đưa thêm những góc nhìn hài hước trong việc chăm vợ bầu. Mình cũng luôn kết thúc bằng cảnh vợ thưởng thức món ăn nên may mắn được mọi người đón nhận nhiều hơn”.
Đến giờ, sau hơn 1 năm, Lâm Chi đã thành một TikToker ẩm thực có “chất” riêng với những video chia sẻ công thức nấu ăn vừa chi tiết, vừa hài hước, đặc biệt là gây ấn tượng với những món ăn đậm chất Trung Hoa.
Ai giỏi việc gì làm việc nấy
Anh chồng gốc Hoa kể, trước đây ba anh làm bếp trong nhà hàng, mẹ buôn bán bận rộn nên từ nhỏ, anh đã rất quen với hình ảnh người đàn ông đứng bếp. Dần dà, anh tò mò nấu thử, sau đó trở thành bếp chính trong nhà.
Khi ba còn sống, ông đảm nhiệm việc nấu nướng, nhưng đến cuối tuần rảnh rỗi, Chi sẽ thay ba nấu cơm cho cả nhà. Những buổi tiệc tụ tập với bạn bè, anh cũng thường là bếp chính, hay được mọi người “đặt gạch” nấu món này món kia, “không nấu thì không tụ tập”.
Còn về khả năng nấu nướng của vợ, Chi hài hước đánh giá “được 10 điểm… trên thang điểm 100”.
Tuy nhiên, quan điểm của anh là ai giỏi việc gì thì làm việc đó, không nhất thiết phụ nữ phải nấu ăn và đàn ông phải đóng đinh vào tường. “Như nhà mình thì mình nấu ăn, vợ rửa chén. Mình cắt tóc cho con, vợ dạy con học, dỗ con ngủ hoặc hỏi nhau có cần phụ gì không”.
Theo Chi, việc ba mẹ cùng nhau làm việc nhà sẽ có ảnh hưởng đến các con rất nhiều. “Các bé sẽ hào hứng phụ giúp và tự giác làm việc nhà luôn. Ví dụ, bé lớn nhà mình thấy ba nấu ăn sẽ bắc ghế đứng kế bên nhìn và xin làm cùng. Hoặc bé thấy mẹ rửa chén cũng bắc ghế lên tráng nước phụ”.
Mặc dù, hầu hết người xem đều dành những lời khen ngợi cho “ông chú người Bông” (nói lái từ “người Hoa”) nhưng Lâm Chi cho biết, thi thoảng anh vẫn bị “ném đá”, bị chê là “ở nhà mặc váy nấu ăn”, hay “đàn ông mà lo chuyện bếp núc chắc vợ khinh lắm”…
“Hai vợ chồng đọc xong cũng cười hề hề thôi chứ cũng không làm gì được. Những gì họ thấy chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống và con người của tụi mình thôi nên họ không hiểu cũng không sao”.
Món cầu kỳ mất cả chục ngày mới xong
Vì là người gốc Hoa nên các món ăn thường ngày mà Chi nấu cũng nghiêng theo khẩu vị của người Hoa khá nhiều. “Hồi mới cưới về, vợ mình tìm không thấy chai nước mắm trong nhà, mà toàn là nước tương, hắc xì dầu và dầu hào” - Chi cười kể lại.
Nhưng đến giờ, có lẽ do đã quen với khẩu vị của món Hoa nên anh cũng không còn thấy vợ ăn nước mắm. Nhiều người xem kênh TikTok của Chi cũng hay hỏi gia vị mua ở đâu vì ở nhà, các bạn chỉ dùng các gia vị cơ bản. Thậm chí, 2 câu hỏi mà anh được hỏi nhiều nhất là: “Mua nguyên liệu ở đâu vậy, khó quá?” và “Sao cái gì cũng xài bột năng vậy?”.
Một “tính xấu” nữa mà dù khá tự tin về thành phẩm nhưng anh chồng quốc dân cũng phải thừa nhận, đó là thời gian anh dành cho nấu nướng khá nhiều. Món ăn Chi nấu kỳ công nhất từng tốn mất 1 tuần để sơ chế nguyên liệu trước khi qua công đoạn chế biến (mất thêm 3 ngày nữa).
“Vợ mình hay càm ràm là để có được bữa ăn chồng nấu thì mất cả ngày. Mà đúng là vậy thật. Mình đi chợ mất 2 tiếng là ít, nhiều khi trong một buổi sáng đi 3 cái chợ, 2 cái siêu thị để tìm nguyên liệu là bình thường. Sau đó mất thêm 1-2 tiếng sơ chế và 1-3 tiếng nấu nữa, bởi vì đa phần các món mình nấu là món Hoa nên hơi cầu kỳ, mất thời gian xử lý nguyên liệu hoặc phải hầm khá lâu. Hiện tại, mình vẫn đang nấu gần như mỗi ngày, tuy nhiên không phải ngày nào cũng ăn món cầu kỳ”.
Chi chia sẻ, bên cạnh việc làm video chia sẻ công thức nấu ăn, anh còn dự định làm vlog để có thể chia sẻ được nhiều chủ đề hơn trong cuộc sống. Anh cũng có ý tưởng làm một loạt video đứng chung bếp với vợ.