Kho bạc Nhà nước cải tiến về thanh toán,ảitiếnrútngắnquytrìnhthanhtoánmộtsốkhoảnchithườngxuyêntạiKhobạcNhànướtin bóng đá ý phối hợp thu ngân sách Quản lý ngân quỹ nhà nước hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thanh khoản Kho bạc Nhà nước đẩy mạnh số hóa công tác kiểm soát chi |
Hoạt động nghiệp vụ tại Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai |
Cải tiến hiệu quả dịch vụ
Thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025, đến hết năm 2020, KBNN đã cơ bản hoàn thành thực hiện mục tiêu trở thành Kho bạc điện tử. Trong đó, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) đóng vai trò trung tâm, thực hiện tất cả các giao dịch thu, chi ngân sách nhà nước. Đến nay, 100% dịch vụ công cung cấp bởi KBNN là dịch vụ công trực tuyến toàn trình với 100% đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) tham gia sử dụng.
Theo KBNN, với quyết tâm chuyển đổi từ Kho bạc điện tử sang Kho bạc số, KBNN tiếp tục tìm tòi các sáng kiến, cải tiến để tăng tính hiệu quả hơn nữa của các dịch vụ thuộc lĩnh vực KBNN. Một trong những sáng kiến đó là thanh toán tự động một số khoản chi thường xuyên cho các ĐVSDNS.
Sáng kiến được triển khai như sau: KBNN thực hiện kết nối hệ thống công nghệ thông tin với các nhà cung cấp dịch vụ và ngân hàng thương mại. Định kỳ, các nhà cung cấp gửi hoá đơn trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ngân hàng thương mại cho KBNN, KBNN căn cứ trên các hoá đơn, tự động trích nợ tài khoản của ĐVSDNS để thực hiện thanh toán cho các nhà cung cấp và gửi giấy báo nợ cho ĐVSDNS. Việc trích nợ tự động tài khoản của đơn vị được thực hiện thông qua việc ĐVSDNS và KBNN ký kết một văn bản uỷ quyền thanh toán tự động, trong đó chỉ rõ các mã khách hàng, dịch vụ và tài khoản tương ứng để trích nợ.
Theo KBNN, sau một thời gian vận hành, giám sát triển khai sáng kiến, KBNN phát hiện có một số loại hồ sơ chi có tính chất không phức tạp, thanh toán hoàn toàn căn cứ vào hóa đơn sử dụng từ các nhà cung cấp dịch vụ, có số lượng nhiều và lặp đi lặp lại hàng tháng như chi cho dịch vụ điện, nước, viễn thông nếu giảm được thủ tục kiểm soát thì cán bộ, công chức, viên chức của ĐVSDNS và KBNN có thể dành thời gian kiểm soát cho các hồ sơ quan trọng hơn.
Rút ngắn quy trình thanh toán còn 2-3 tiếng
Trải qua hơn 1 năm xây dựng chương trình ứng dụng và 6 tháng vận hành thí điểm, đến tháng 5/2023, quy trình và ứng dụng thanh toán tự động cho các khoản chi điện, nước, viễn thông đã chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Tính đến tháng 10/2023, đã có hơn 38.000 ĐVSDNS tham gia thanh toán tự động, hơn 167.000 mã khách hàng được ủy quyền thanh toán tự động với việc thanh toán cho hơn 1.033 nghìn tỷ đồng dịch vụ điện, nước và 121 tỷ đồng dịch vụ viễn thông.
Theo KBNN cùng một số nhận xét từ KBNN các địa phương, nhờ những cải tiến và hiện đại hóa này, thời gian và chi phí hoạt động của ĐVSDNS giảm đáng kể do không phải lập chứng từ thanh toán gửi KBNN; quy trình tự động thanh toán giúp rút ngắn thời gian giao dịch từ 1 ngày cho mỗi hồ sơ chi với rất nhiều nhân lực tham gia kiểm soát (với quy trình thủ công) xuống còn khoảng từ 2-3 tiếng cho tất cả hồ sơ chi.
Hơn nữa, việc này còn giúp giảm đáng kể lượng hồ sơ giao dịch, giúp công chức Kho bạc có thêm thời gian để kiểm soát các hồ sơ thanh toán phức tạp hơn; nguồn lực con người chuyển từ thực thi sang giám sát, kiểm tra, đối soát, đẩy mạnh công tác chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”. Thanh toán tự động cũng góp phần tăng hiệu quả cho công tác dự báo luồng tiền.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực tế cho thấy nhu cầu thanh toán đa dạng nên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Cụ thể là, tại một thời điểm, một mã khách hàng của một dịch vụ của ĐVSDNS chỉ có thể ủy quyền trích nợ từ một tài khoản duy nhất. Với vấn đề này, nhiều đơn vị đã đề xuất KBNN nghiên cứu phương án để có thể cho phép trích nợ từ nhiều tài khoản khác nhau.
Ngoài ra, quy trình thanh toán tự động không áp dụng cho những trường hợp thanh toán trước cước qua 2 năm (thanh toán trước 6 tháng hoặc 1 năm với thời gian từ năm trước sang năm sau) đối với dịch vụ Internet do Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước không có quy định liên quan tình huống này. Do đó, tiếp thu ý kiến này, KBNN cho biết đang nghiên cứu tìm phương án và cần có đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để điều chỉnh Nghị định cho phù hợp nếu cần thiết.
Với những khó khăn còn tồn tại, KBNN cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu, nâng cấp, hoàn thiện quy trình để có thể đáp ứng được nhiều hơn, đủ hơn nhu cầu của người dùng, từ đó cùng Bộ Tài chính và Chính phủ hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ số.