Trên thị trường chứng khoán có thành ngữ “cú nảy của con mèo chết”,ứngkhoántuầnThịtrườngđãđiềuchỉnhđủkeonhacai.vn miêu tả về giai đoạn thị trường sụt giảm mạnh ngoài sức tưởng tưởng rồi bật tăng trở lại đột ngột. Thành ngữ này xuất phát từ một thực tế rằng “đến con mèo chết khi được ném xuống từ độ cao hợp lý cũng còn có thể nảy ngược lên”. Thị trường chứng khoán cũng vậy, khi giảm đột ngột quá mạnh thì tất yếu phải phục hồi.
Vấn đề gây đau đầu là “con mèo chết” thì chỉ nảy lên một cái rồi nằm im. Vậy thị trường thì sao? Cú bật tăng trở lại có phải là kết thúc của đợt sụt giảm vừa rồi, hay sẽ “nằm im” luôn giống con mèo chết?
Kể từ đáy thấp nhất hồi tháng 2/2018 đến khi VN-Index rơi xuống đáy 973,78 điểm đến khi chạm đỉnh cao nhất 1.211,34 điểm, thị trường đã tăng trưởng 24,4%. Mức điều chỉnh mạnh nhất trong 8 phiên vừa qua là 11%, tức là điều chỉnh hơn một nửa mức tăng. Về mặt kỹ thuật, ngưỡng điều chỉnh 50% của một nhịp tăng là mạnh.
Thuần túy trên cơ sở chỉ số VN-Index, thị trường hoàn toàn có thể đạt ngưỡng hỗ trợ mạnh về mặt kỹ thuật. Đợt điều chỉnh này có hai điểm đáng chú ý. Thứ nhất là thị trường giảm chủ đạo do sức ép của các cổ phiếu vốn hóa lớn giảm. Thứ hai, không chỉ các cổ phiếu vốn hóa lớn, đại đa số cổ phiếu trên thị trường cũng giảm theo, bất kể là trước đó có tăng cùng nhịp với chỉ số hay không.
Vì vậy đánh giá mức độ điều chỉnh của thị trường thuần túy trên cơ sở chỉ số là chưa đủ. Mức điều chỉnh của cổ phiếu sẽ thực chất hơn vì nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn tới mức giá của cổ phiếu có giảm đủ hấp dẫn hay chưa.
Thống kê trong 8 phiên sụt giảm vừa qua, các blue-chips có mức điều chỉnh tương đối lớn và lớn hơn nhiều so với chỉ số. Cụ thể, toàn bộ cổ phiếu blue-chips trong nhóm VN30 đều giảm giá, mức mạnh nhất là 26,7% và mức thấp nhất là 5,47% (tính theo biên độ tối đa, không phải giá đóng cửa).
Có 16 cổ phiếu trong nhóm VN30 điều chỉnh từ 10% trở lên, tức là hơn một nửa số blue-chips. Trong đó các mã có ảnh hưởng lớn tới thị trường hầu hết là giảm mạnh như ROS giảm 26,7%, PLX giảm 21,33%, BID giảm 20,94%, HSG giảm 20,26%, VCB giảm 18,85%, MSN giảm 18,73%, CTG giảm 16,93%, VIC giảm 14,68%.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh khá mạnh trong nhịp này vì đây cũng là nhóm dẫn dắt chủ yếu của thị trường trong nhịp tăng trước đó. Ngoại trừ VIC giảm nhẹ hơn, các mã như SAB, VNM, GAS đều giảm dưới 10%. Các cổ phiếu này trước đó tăng chưa nhiều như SAB, VNM.
Như vây, thị trường đã điều chỉnh hợp lý đối với cổ phiếu: Mã càng tăng mạnh thì điều chỉnh càng mạnh, mã chưa tăng nhiều điều chỉnh với mức độ thấp hơn.
Với mức độ điều chỉnh lớn trong ngắn hạn ở nhiều cổ phiếu vốn hóa dẫn dắt, thị trường có cơ sở khá vững chắc để chững đà giảm. Khả năng phục hồi cao hơn tùy thuộc vào việc các cổ phiếu dẫn dắt phục hồi đến đâu. Ví dụ nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể trở nên hấp dẫn trong ngắn hạn vài phiên tới vì so với đỉnh cao, mức giảm giá là lớn. Tuy nhiên nhón này chỉ cần tăng trở lại 7-10% thì cũng trở nên đắt không kém thời điểm trước khi điều chỉnh.
Thống kê trên toàn thị trường trong 8 phiên vừa qua, có 300 cổ phiếu điều chỉnh tối thiểu 10%, tức là gần một nửa số cổ phiếu trên thị trường (có thanh khoản). Nói cách khác, nếu đánh giá mức độ điều chỉnh của thị trường không phải ở chỉ số, mà ở giá cổ phiếu, thì mức điều chỉnh cũng tương đối mạnh trong ngắn hạn.
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/4 | Giá đóng cửa ngày 13/4 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/4 | Giá đóng cửa ngày 13/4 | Mức tăng (%) |
QCG | 10.85 | 12.85 | -15.56 | HRC | 32 | 27.42 | 16.68 |
HOT | 41.85 | 48.3 | -13.35 | TEG | 8.69 | 7.6 | 14.34 |
VID | 7.99 | 8.92 | -10.48 | LGC | 24.7 | 21.65 | 14.09 |
PNC | 16.1 | 17.8 | -9.55 | MCG | 3.3 | 2.98 | 10.74 |
EMC | 13.05 | 14.35 | -9.06 | VSI | 24 | 21.78 | 10.22 |
TVS | 14 | 15.38 | -8.94 | SCD | 25 | 22.72 | 10.01 |
ROS | 89.3 | 97.9 | -8.78 | TTF | 6.07 | 5.59 | 8.59 |
TMT | 10.4 | 11.4 | -8.77 | DMC | 103.5 | 96 | 7.81 |
VHG | 1.09 | 1.19 | -8.4 | HU1 | 10.2 | 9.5 | 7.37 |
OGC | 2.22 | 2.4 | -7.5 | TIX | 33.7 | 31.52 | 6.9 |
10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần | |||||||
Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/4 | Giá đóng cửa ngày 13/4 | Mức giảm (%) | Mã CK | Giá đóng cửa ngày 20/4 | Giá đóng cửa ngày 13/4 | Mức tăng (%) |
KHL | 0.3 | 0.4 | -25 | DST | 5.3 | 4.4 | 20.45 |
SJC | 5.9 | 7.2 | -18.06 | PMB | 11.5 | 9.6 | 19.79 |
PXA | 0.7 | 0.85 | -17.65 | STP | 5.6 | 4.7 | 19.15 |
PSW | 8 | 9.6 | -16.67 | SAF | 70.4 | 59.4 | 18.52 |
PCN | 2.7 | 3.2 | -15.63 | LM7 | 3.4 | 2.9 | 17.24 |
TPP | 10 | 11.5 | -13.04 | DP3 | 75 | 65.45 | 14.59 |
LCS | 4 | 4.6 | -13.04 | TV4 | 19.6 | 17.3 | 13.29 |
KHB | 0.7 | 0.8 | -12.5 | SDG | 35.2 | 31.2 | 12.82 |
CCM | 28.8 | 32 | -10 | TJC | 5 | 4.5 | 11.11 |
CLH | 15.5 | 17.2 | -9.88 | SDE | 1 | 0.9 | 11.11 |
Mức điều chỉnh 10% chỉ trong vòng 8 phiên cơ sở để thị trường phục hồi do cổ phiếu giảm quá đà. Điều đó cũng được chứng thực trong ngày cuối tuần vừa qua, khi giá cổ phiếu đồng loạt tăng trở lại mặc dù thanh khoản rất kém. Thị trường phục hồi do nhà đầu tư đã giảm bán ra khi thấy giá rơi quá sâu.
Câu chuyện thị trường có thể phục hồi theo hướng tăng cao hơn hay không lại là vấn đề khác. Hiện tại thị trường đang định giá lại tất cả các cổ phiếu, sau khi có thông tin kết quả kinh doanh quý 1. Nhóm blue-chips trước đó được kỳ vọng quá cao nên mức tăng giá quá lố. Do vậy, có thể nói hiện tại nhóm này đang điều chỉnh để cân bằng lại với các yếu tố cơ bản.
Rất khó để thị trường tăng cao hơn đỉnh cũ 1200 điểm trong ngắn hạn vì như vậy cổ phiếu lại bị định giá quá cao trong khi kết quả kinh doanh quý 2 còn lâu mới xuất hiện. Khả năng cao hơn là thị trường sẽ phục hồi nhẹ vài phiên và ổn định đi ngang trước khi có các kỳ vọng mới.
Hệ quả khác của hiện tượng điều chỉnh đồng loạt những ngày qua là có những cổ phiếu trong tháng 3 chưa tăng nhưng lại giảm theo thị trường trong 8 phiên vừa rồi. Những cổ phiếu dạng này nếu có kết quả kinh doanh tốt thì lại bị định giá thấp. Như vậy có thể dòng tiền sẽ dịch chuyển sang các cổ phiếu khác, thay vì các blue-chips đã được định giá hợp lý.
Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua | |||
Ngày | Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng) | Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng) |
9.4.2018 | 8,152.4 | 1006.2 | 837.2 |
10.4.2018 | 8,914.3 | 989.8 | 951.7 |
11.4.2018 | 8,820.2 | 1033.5 | 988.1 |
12.4.2018 | 6,100.9 | 847.1 | 1016.0 |
13.4.2018 | 5,747.1 | 619.7 | 653.4 |
16.4.2018 | 4,848.7 | 597.3 | 658.8 |
17.4.2018 | 4,884.1 | 461.8 | 781.7 |
18.4.2018 | 5,311.6 | 712.2 | 884.7 |
19.4.2018 | 7,214.6 | 705.9 | 1168.6 |
20.4.2018 | 5,503.1 | 616.3 | 968.1 |
Trọng Nghĩa