【tỷ số fc koln】Doanh nghiệp thủy sản lo lắng về quy định lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải
Không thể thực hiện Theo Hiệp hội Chế biết và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến, các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên đã phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Trong khi giá thành đầu tư hệ thống này tính sơ qua đã mất hàng tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng. Điều đáng nói, thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt. Theo phản ánh của doanh nghiệp thủy sản, tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường đang được Bộ Tài Nguyên và Môi trường lấy ý kiến, thì các cơ sở chế biến thủy sản bị ngành chế biến thủy sản bị xếp vào Mức III của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” của Phụ lục 5 “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” có lưu lượng xả nước thải ra môi trường chỉ từ 200 m3/ngày trở lên thì phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải. Như vậy, dự thảo quy định này đã giảm từ mức 1.000 m3/ngày (theo quy định tại Nghị định 40/2019/NĐ-CP) xuống 200 m3/ngày. Theo yêu cầu này, doanh nghiệp phải chịu thêm chi phí đắt đỏ khiến giá thành sản xuất tăng cao hơn nữa, không có nhà máy chế biến thủy sản nào có thể thực hiện được. Hơn thế, đầu tư cho hệ thống quan trắc tự động mất tới hàng tỷ đồng, thêm chi phí vận hành từ 40-50 triệu đồng/kỳ quan trắc. Nhưng cái đáng nói hệ thống này không có tác dụng để quản lý mức độ ô nhiễm do kết quả quan trắc không chính xác. Theo bà Tạ Hà, chuyên gia của VASEP, hiện nay, theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường thì các nhà máy chế biến thủy sản có dung lượng xả thải 500 m3/ngày phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động nước thải. Nhưng theo thống kê, cho tới nay, tại nhiều địa phương, chỉ có 1 doanh nghiệp chế biến thủy sản lắp đặt được hệ thống này. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, quy định về ngưỡng xả thải trung bình và lớn (làm căn cứ để yêu cầu lắp thiết bị quan trắc tự động và quy định tần suất quan trắc nước thải định kỳ) của ngành tài nguyên môi trường không rõ dựa trên cơ sở khoa học nào, và có nhiều điểm bất hợp lý. Tăng gánh nặng cho doanh nghiệp Ngoài ra, dự thảo còn đưa ra ngưỡng lưu lượng xả thải từ 15.000 m3/ngày trở lên thì “tần suất quan trắc nước thải định kỳ” là 1 tháng/lần. Do đặc thù có lưu lượng xả thải rất lớn (thậm chí lên tới 30% lượng nước trong ao nuôi/ngày), nên nếu áp dụng theo quy định trên thì hầu như các vùng nuôi thủy sản đều phải thực hiện quan trắc 1 tháng/ lần. Điều này làm tăng chi phí lấy mẫu và phân tích mẫu lên rất nhiều trong khi quy định hiện hành chỉ là 3 tháng/lần. Đây lại là một điểm đáng lo ngại nữa với các doanh nghiệp thủy sản có vùng nuôi dùng cho nguyên liệu chế biến. Hiện nay, ngành chế biến thủy sản đang bị xếp vào mức 3 của “Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cho rằng điều đó là không công bằng bởi thực tế so với các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm thì nước thải của ngành thủy sản ít ô nhiễm môi trường, ít độc hại hơn nhiều nhưng lại bị xếp vào mức độ cao hơn. Theo xếp loại của dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020, ngành nuôi trồng (vốn phải sử dụng lượng nước lớn để nuôi) lại nằm trong “Danh mục dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao” - theo đó Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước; dự án có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước với công suất từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên phải xin cấp giấy phép về khai thác khoáng sản, tài nguyên nước từ Bộ Tài nguyên và Môi trường và “Danh mục các dự án đầu tư Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường” - quy định “Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước quy mô trung bình từ 50 ha đến dưới 100 ha” được xếp vào Nhóm II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Như vậy, quy định này đang đi ngược lại với chủ trương hiện đại hóa nông nghiệp, khuyến khích nhân rộng mô hình “cánh đồng mẫu lớn” của Chính phủ. Dẫn tới, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ cũng phải xin cấp phép của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, vẫn thuộc nhóm nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gia tăng thủ tục hành chính, tăng thêm gánh nặng cho các cơ sở nuôi trồng. Các doanh nghiệp thủy sản cho rằng, dự thảo chỉ nên áp dụng quy định này cho các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang các mục đích khác sẽ phù hợp hơn.Chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: T.H
- 最近发表
-
- (INFOGRAPHICS) Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong sắp xếp tổ chức bộ máy
- Hàn Quốc muốn nhập nhiều nông sản Việt Nam
- Truy tố hàng loạt lãnh đạo Vinalines tham ô tài sản
- Tình hình Biển Đông ngày 19/8: TQ lại đưa tàu xâm nhập vào Biển Đông
- Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- Sài Gòn chìm trong biển nước
- Kỳ thi Quốc gia THPT 2015: Cấu trúc đề thi môn tiếng Anh
- Tình hình Biển Đông hôm nay: Indonesia sẽ thách thức Trung Quốc vì chủ quyền biển đảo?
- Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- Nhiều nơi trả lương giáo viên quá tỷ lệ quy định
- 随机阅读
-
- Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa rào, nắng nóng trở lại
- Siêu bão Vongfong cực mạnh đang tiến vào nước Nhật
- Cảm phục lương y chữa bệnh đau dạ dày cho người nghèo
- Tình hình biển Đông hôm nay: Trung Quốc biện minh cho việc rút giàn khoan
- 3 món đồ công nghệ không thể thiếu ở những chuyến đi đầu năm
- Nga sẵn sàng hỗ trợ Iraq chống Nhà nước Hồi giáo IS
- Công trình giao thông kém chất lượng, nhiều nhà thầu bị cảnh cáo
- Hàng trăm học sinh đu dây đến trường
- Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- Bảo tàng Thiên nhiên VN: Mở cửa 4 tháng nhưng không biết chi phí xây dựng
- Tình hình biển đông ngày 5/9: Trung Quốc âm thầm thu thập tư liệu chuẩn bị ra tòa vụ đường lưỡi bò?
- Lịch tiêm chủng vắc xin sởi, rubella mới nhất năm 2014
- Lấy vi phạm để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!
- Thêm tàu cá ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc đập phá ở Hoàng Sa
- Bộ trưởng Nguyễn Quân đối thoại với tài năng trẻ
- Keangnam vỡ kính rơi xuống bể bơi đầy khách
- Thủ tướng: Sắp xếp để vốn nhà nước được quản lý và phát triển tốt nhất
- Tình hình Ukraine: Tổng thống Ukraike sa thải Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Valeriy Geletey
- Cảnh sát Trung Quốc đánh đập, bắt giữ thân nhân hành khách MH370
- Giá vàng ngày 13/10/2014: Chứng khoán đỏ rực và kinh tế vẫn ảm đạm làm vàng tăng giá
- 搜索
-
- 友情链接
-
- VN, Sri Lanka enhance co
- Provincial department merger faces hurdles
- Quảng Trị hailed for its development: Party Secretary
- Israel to deepen friendship, co
- Việt Nam active at Inter
- Two more to be tried in PVC embezzlement case
- WHO called on to help Việt Nam improve public health care
- PM calls for action to increase GDP growth
- Việt Nam, Angola seek closer telecom cooperation
- PM calls for action to increase GDP growth