【trận athletic bilbao】Nỗ lực, chủ động cùng toàn Ngành hoàn thành nhiệm vụ tài chính

75 năm - ngành Tài chính luôn sáng tạo,ỗlựcchủđộngcùngtoànNgànhhoànthànhnhiệmvụtàichítrận athletic bilbao đổi mới để hoàn thành nhiệm vụ Tài chính - Ngân sách
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai: Tin tưởng ngành Hải quan sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 2020
Thủ tướng: Ngành Tài chính phải bảo đảm dự toán thu chi ngân sách đã đề ra
Ngành Thuế thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách: “Chỉ bàn tiến, không bàn lùi”
10 giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước 2020
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Phấn đấu hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ thu chi ngân sách 2020
4142 13 nganh tai chinh ngan hang la gi 1
3821 13 1452 m95a1419
Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính

Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính:
Xây dựng chính sách thuế, phí, lệ phí theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, Vụ Chính sách thuế đã chủ trì hoàn thành hơn 500 dự án văn bản quy phạm pháp luật, gồm: 3 nghị quyết của Quốc hội; 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 23 nghị định của Chính phủ; 2 nghị quyết của Chính phủ; 9 quyết định của Thủ tướng Chính phủ và hơn 400 thông tư của Bộ Tài chính.

Các chính sách thuế, phí, lệ phí được ban hành trong thời gian qua đã góp phần cơ cấu lại nguồn thu NSNN, tăng tỷ trọng thu từ trong nước từ đó tạo thêm được nguồn lực đảm bảo nguồn thu NSNN, góp phần đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Các chính sách thuế, phí, lệ phí được sửa đổi, bổ sung đáp ứng được yêu cầu thực tế kịp thời, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.

Chính sách thuế được ban hành đảm bảo công khai, minh bạch, bám sát đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: thực hiện công khai, minh bạch ngay từ khâu nghiên cứu, xây dựng chính sách, thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đã tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo trong quá trình nghiên cứu lấy ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương; ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp; đăng trên website của Chính phủ, Bộ Tài chính để lấy ý kiến rộng rãi sự đóng góp của mọi tổ chức, cá nhân trong toàn xã hội; các nội dung đề xuất được tổ chức phân tích đánh giá tác động đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.

Chính sách thuế được ban hành luôn đảm bảo đơn giản thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế trong việc thực thi pháp luật về thuế, phí, lệ phí. Cùng với việc đề xuất về nội dung chính sách, Vụ Chính sách thuế luôn quán triệt tinh thần đổi mới, cải cách thủ tục hành chính trong việc xây dựng và hoạch định chính sách. Các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế chính sách về thuế, phí và lệ phí thường xuyên được rà soát để tìm ra những hạn chế, phát hiện kịp thời những mâu thuẫn, thiếu đồng bộ, thiếu căn cứ, thiếu tính khả thi để đề xuất, trình Bộ và cấp có thẩm quyền bãi bỏ các rào cản, các quy định bất hợp lý để đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, minh bạch cho các doanh nghiệp.

Một trong những nhiệm vụ không kém phần quan trọng đảm bảo thành công trong việc nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách đó là công tác thông tin, tuyên tuyền về chính sách trong quá trình nghiên cứu, xây dựng cũng như khi chính sách được ban hành. Vụ Chính sách thuế luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí để thực hiện tuyên truyền đầy đủ, kịp thời, với nhiều tuyến tin, bài, loạt bài, các chuyên đề chuyên sâu dưới góc nhìn đa chiều để có góc nhìn khách quan về chính sách thuế, phí, lệ phí. Báo chí là một kênh thông tin hiệu quả để truyền tải nội dung các chính sách thuế, phí, lệ phí cũng như giúp cơ quan hoạch định chính sách thu thập nhiều thông tin, phản biện liên quan đến việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách mới, từ đó giúp các cơ quan quản lý nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, đảm bảo chính sách được ban hành có tính khả thi cao.

3824 13 2922 144995
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính:
Tái cơ cấu nợ công “gặt hái” nhiều kết quả tích cực

Công tác quản lý nợ công thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tốc độ tăng dư nợ công giảm từ 18,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 còn khoảng 6,8%/năm giai đoạn 2016 - 2019. Tỷ lệ nợ công so với GDP các năm gần đây đều giảm sâu, nếu năm 2016 tỷ lệ nợ công là 63,7% GDP thì đến năm 2019 giảm còn khoảng 55% GDP.

Trong bối cảnh vĩ mô nhiều thách thức như hiện nay, với việc bồi đắp hiệu quả dư địa tài khóa tích lũy được trong những năm đầu giai đoạn đã giúp nền kinh tế chống chọi được những cú sốc như đại dịch Covid-19 mà không gây ra bất ổn vĩ mô, tài chính – ngân sách và bền vững nợ công, đảm bảo các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2020 trong giới hạn an toàn được Quốc hội cho phép.

Một điểm sáng từ đầu năm đến nay có thể kể đến việc hệ số tín nhiệm quốc gia của Việt Nam được cả 3 tổ chức xếp hạng tiếp tục giữ nguyên. Trong khi đó, trong 7 tháng đầu năm 2020, có đến 40 quốc gia trên thế giới và trong khu vực đã bị hạ bậc tín nhiệm, 104 đợt hạ triển vọng tín nhiệm quốc gia bởi 3 tổ chức đánh giá S&P, Moody’s và Fitch. Để đạt được kết quả giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam, trước hết phải kể đến thành công của Chính phủ trong việc kiềm chế hiệu quả đại dịch Covid-19 trong nước, qua đó khẳng định tiềm năng phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta hậu đại dịch.

Điều đáng nói là thời gian qua ngành Tài chính đã rất nỗ lực tái cơ cấu các khoản nợ theo hướng tăng vay trong nước để giảm rủi ro tỷ giá, hỗ trợ phát triển thị trường vốn trong nước. Nếu năm 2011 dư nợ vay nước ngoài của Chính phủ chiếm hơn 61% tổng dư nợ Chính phủ thì đến cuối năm 2019 đạt 38,1%. Kỳ hạn phát hành bình quân trái phiếu Chính phủ (TPCP) cũng tăng đáng kể, từ khoảng 3,9% năm trong năm 2011 lên 13,4% năm vào cuối 2019. Cùng với đó, lãi suất vay cũng giảm mạnh, giai đoạn 2011-2013 có một số khoản vay có lãi suất tới 12-13%/năm, kỳ hạn vay ngắn khoảng 3 năm, thì đến 7 tháng đầu năm 2020 lãi suất phát hành TPCP bình quân chỉ còn gần 3%/năm. Nhà đầu tư trái phiếu cũng đã đa dạng hơn.

Trong 6 tháng đầu năm 2020 Bộ Tài chính đã triển khai nhiều biện pháp để tái cơ cấu nợ trong nước và nước ngoài như: chủ động thực hiện phát hành TPCP linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của NSNN cũng như điều kiện thị trường; phối hợp với Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam và các cơ quan liên quan tìm hiểu ý kiến các nhà tạo lập thị trường để có căn cứ thực hiện hoán đổi TPCP năm 2020 nhằm giãn đỉnh nợ năm 2021 và giảm nghĩa vụ trả nợ lãi cho NSNN.

Về vay nước ngoài, đã chủ động tiếp cận đàm phán một số khoản vay có chi phí thấp từ các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Phát triển châu Á, Ngân hàng Thế giới, Cơ quan Phát triển Pháp, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản,....) để nghiên cứu, góp phần giảm áp lực vay trong nước. Đồng thời cũng tích cực trao đổi với các tổ chức tài chính, nhà tài trợ đa phương và song phương để xây dựng các phương án huy động vốn hỗ trợ ứng phó với dịch Covid-19. Bên cạnh đó, đã chủ động đề nghị và đạt được sự đồng thuận của Ngân hàng thế giới trong việc lùi thời điểm thực hiện trả nợ nhanh của khoản vay IDA của Ngân hàng thế giới sang 1/7/2021, giảm nghĩa vụ trả nợ cho NSNN khoảng 10 nghìn tỷ đồng.

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngoài nước, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều hội nghị trực tuyến và ngay sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được dỡ bỏ, đã tổ chức nhiều đoàn công tác, kiểm tra khảo sát trực tiếp đến các bộ, ngành, địa phương có kế hoạch vốn lớn nhưng tỷ lệ giải ngân thấp để tháo gỡ các khó khăn liên quan đến giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài.

Để góp phần thực hiện mục tiêu, chủ trương, giải pháp về quản lý nợ công theo chủ trương của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và nhiệm vụ được Chính phủ giao, tới đây, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá và cập nhật các chỉ tiêu ngân sách và bội chi, kế hoạch vay trả nợ và các chỉ tiêu an toàn nợ để kịp thời báo cáo Quốc hội, Chính phủ đưa ra các biện pháp điều hành chính sách phù hợp, đảm bảo an toàn bền vững nợ. Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai xây dựng các đề án kế hoạch vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 trình Chính phủ báo cáo Quốc hội; đề án Chiến lược nợ công giai đoạn 2021-2030 trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2021.

Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ tiến độ giải ngân vốn đầu tư và kế hoạch trả nợ gốc của ngân sách Trung ương để tổ chức huy động vốn phù hợp; phối hợp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng thế giới tiếp tục thực hiện đánh giá bền vững nợ cho Việt Nam thông qua các đoàn làm việc định kỳ hàng năm...

3817 12 0837 adungdasua 1499855612864
Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước:
Thị trường chứng khoán sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh hơn về chất

Việc phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) là yêu cầu tất yếu của bất kỳ một quốc gia nào phát triển trong thời kỳ hiện đại. TTCK Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện không ngừng.

Có thể nói, suốt chặng đường qua, nhờ có định hướng, quyết tâm và quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng nỗ lực, sáng tạo và cả sự đồng lòng, đồng cam cộng khổ của “những người khởi thủy”, TTCK đã được ra đời và về cơ bản phát triển thuận lợi. Từ 2 cổ phiếu ban đầu giao dịch trên HOSE đó là với 2 mã cổ phiếu là REE và SAM, đến nay, TTCK Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ. Số lượng công ty niêm yết, đăng ký giao dịch trên hai sở giao dịch chứng khoán là 1.647 công ty với giá trị niêm yết/đăng ký giao dịch là 1.428 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thêm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu Chính phủ, TTCK phái sinh và sắp tới là thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Quy mô của thị trường cổ phiếu đã tăng rất mạnh, hiện đã đạt 65% GDP. Điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp của Việt Nam đã tận dụng được những ưu thế của TTCK để huy động vốn cho phát triển và chúng ta đã hình thành được các doanh nghiệp hàng đầu có sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế.

Đặc biệt, thông qua TTCK, Chính phủ đã huy động rất hiệu quả cho đầu tư phát triển và có lẽ là chưa bao giờ, Chính phủ có thể chủ động được nguồn vốn với lãi suất rất rẻ như giai đoạn hiện nay.

Đáng chú ý, TTCK trong 20 năm qua đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. Từ năm 2005 đến nay, tất cả các doanh nghiệp cổ phần hóa ở quy mô lớn đều được đấu giá qua TTCK và cho kết quả rất thành công. Điều đó đã làm thay đổi cả cơ cấu của nền kinh tế và TTCK – đây là nền tảng cơ sở để Chính phủ quyết định mô hình tăng trưởng, từ mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào doanh nghiệp Nhà nước sang mô hình tăng trưởng dựa nhiều vào sự năng động của kinh tế tư nhân.

Dù trong những trong chặng đường đã qua, gắn với mỗi thời kỳ là một hành trình nhỏ và cũng không ít chông gai nhưng mục tiêu xây dựng một TTCK bền vững, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt mọi hành trình.

Nếu như 20 năm qua là giai đoạn phát triển ban đầu và tương đối thành công thì tiếp theo sẽ là giai đoạn thị trường tăng trưởng mạnh hơn về chất để khẳng định vị trí của TTCK trong nền kinh tế quốc dân.

Với những kết quả đã đạt được, chúng ta hoàn toàn có thể trông chờ vào sự phát triển của thị TTCK trong 10, 20 năm tới. Luật Chứng khoán 2019 bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2021. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có quyết định về việc sắp xếp lại các Sở giao dịch chứng khoán, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam để chuyên nghiệp hóa các mảng TTCK. Cơ quan quản lý cũng đã hoàn thiện những khâu cuối của hệ thống công nghệ thông tin mới, áp dụng cho toàn thị trường. Đây là cơ hội để TTCK phát triển an toàn hơn và có thể phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ, nghiệp vụ mới. Từ đó hoàn toàn có thể tin tưởng rằng TTCK Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, tăng tính chiều sâu, bền vững và đóng góp hiệu quả hơn cho tăng trưởng kinh tế.

3819 12 2236 c hang
Bà Hồ Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính

Bà Hồ Thị Hằng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính:
Nâng cao hiệu quả xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính

Công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tài chính luôn được Bộ Tài chính xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, có số lượng văn bản trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền hàng năm rất lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực nên có tính phức tạp cao và có tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Chỉ tính từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua 6 luật, 7 nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 7 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 138 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 36 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 740 thông tư, thông tư liên tịch. Riêng 7 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 3 nghị quyết của Quốc hội; trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội 5 nghị quyết; trình Chính phủ ban hành 12 nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 63 thông tư. Trong đó, có nhiều văn bản đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và từng bước cơ cấu lại NSNN.

Trong quá trình xây dựng văn bản, Bộ Tài chính luôn phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan trong các khâu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình thông qua/ký ban hành văn bản; tổ chức thực hiện có hiệu quả các hình thức tham vấn, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan với các kênh khác nhau thông qua việc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức các hội nghị, hội thảo đối thoại với doanh nghiệp.

Đồng thời, luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các hội nghị, hội thảo đối thoại với doanh nghiệp để ghi nhận những vướng mắc trong triển khai thi hành cũng như làm cơ sở để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

Do đó, mặc dù Bộ Tài chính được giao xây dựng với số lượng văn bản, đề án lớn, nhiều nội dung phức tạp nhưng kết quả hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của Bộ các năm qua đều đảm bảo hoàn thành với tỷ lệ trên 95% (có năm hoàn thành 100%), qua đó, đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng như tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, ứng phó linh hoạt với các thách thức, kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, phục vụ kịp thời yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Đồng thời, hệ thống pháp luật tài chính đã tiếp cận với các thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và góp phần hiện đại hóa quản lý tài chính, cải thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo yêu cầu về cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Thời gian tới, dự báo nhiệm vụ xây dựng pháp luật về tài chính ngày càng nặng nề với yêu cầu ngày càng cao. Nhưng từ những kết quả và kinh nghiệm đã được tích lũy trong công tác xây dựng pháp luật, cùng với sự nỗ lực của toàn Ngành thì thể chế tài chính sẽ không ngừng được hoàn thiện, đưa ra được các giải pháp phù hợp trong lĩnh vực tài chính nhằm góp phần tạo khung pháp lý thống nhất, đồng bộ, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng để đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
下一篇:Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir