设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kqbd vallecano】ESCO: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam 正文

【kqbd vallecano】ESCO: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

来源:Empire777 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-26 00:16:12

Góc nhìn quốc tế về ESCO

Tăng trưởng kinh tế xanh mang lại nhiều lợi ích và hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế giới,ệmquốctếvàbàihọcchoViệkqbd vallecano đã có những nền kinh tế đạt được cơ bản mục tiêu tăng trưởng không đi kèm với gia tăng phát thải, phần lớn nhờ vào sự gia tăng hiệu quả của việc sử dụng năng lượng. Chẳng hạn, ông Toby D.Couture - Giám đốc đến từ E3 Analytics - cho biết, nền kinh tế Bang California (Mỹ) kể từ năm 1990 đến nay đã tăng trưởng tổng cộng khoảng 80%, trong khi lượng phát thải khí nhà kính không thay đổi.

Một trong những mô hình kinh doanh đã góp phần cho California - Mỹ đạt được kết quả trên, đó là ESCO. Mô hình này đã xuất hiện tại Hoa Kỳ đầu những năm 1980, dựa trên công thức “tiết kiệm chia sẻ (chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro)”. Tức là, công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) sử dụng vốn để đầu tư và “chia sẻ” khoản giá trị năng lượng tiết kiệm được với người thuê/hoặc chủ sở hữu tòa nhà. Năng lượng thực tế tiết kiệm được xác minh thường xuyên (hàng tháng hoặc hàng năm) và chia sẻ dựa trên một công thức thống nhất từ trước.

2912-vi-sao-tiet-kiem-dien-nang
Sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm là mục tiêu ESCO hướng tới. Ảnh minh họa

Giai đoạn đầu ESCO chủ yếu được các tổ chức công của Hoa Kỳ sử dụng (các tòa nhà chính phủ liên bang và địa phương) và đây được coi là một cách chia sẻ rủi ro với khu vực tư nhân (ví dụ rủi ro hoạt động, rủi ro giá cả…) và cắt giảm chi phí trả trước cho chính phủ. Nguyên tắc cơ bản của ESCO là năng lượng tiết kiệm được hàng năm phải đủ để trang trải các chi phí đầu tư hàng năm (chi phí dịch vụ vay nợ…). Theo thời gian, ESCO tại Hoa Kỳ đã phát triển vượt khỏi các mô hình “tiết kiệm chia sẻ” sang mô hình “tiết kiệm đảm bảo” (người thuê nhà hoặc chủ sở hữu tòa nhà được đảm bảo mức tiết kiệm năng lượng tối thiểu nhất định) và trở thành tiêu chuẩn ngành, áp dụng lan rộng sang khu vực tư nhân.

ESCO (Energy Service Company) là hình thức kinh doanh mà nhà đầu tư cung cấp toàn bộ các giải pháp từ khâu tư vấn, thiết kế, thi công - lắp đặt, vận hành cho đến vấn đề tài chính, quản lý dịch vụ cho hệ thống năng lượng tại cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng và thu tiền dựa trên hiệu quả tiết kiệm năng lượng do hệ thống này mang lại.

Kể từ năm 1990, hơn 80% các dự án ESCO của Hoa Kỳ đã đạt hoặc vượt trên mức tiết kiệm năng lượng mục tiêu. Đến năm 2017, thị trường ESCO tại Hoa Kỳ đã có doanh thu ước tính hàng năm từ 7-8 tỷ USD. Trong những năm gần đây, ESCO tại Hoa Kỳ đã phát triển ngày càng đa dạng, nhờ các chính sách ưu đãi về thuế hỗ trợ cho chi phí khấu hao, cho phép sử dụng năng lượng hiệu quả được ghi nhận “ngoại bảng”, tạo điều kiện phát triển các mô hình cho thuê và dịch vụ… Đồng thời, Chính phủ Mỹ đã “gương mẫu, đi đầu” công bố kết quả của việc đầu tư vào sử dụng năng lượng hiệu quả, nâng cao nhận thức xã hội, thông qua Chương trình Quản lý năng lượng Liên bang.

Còn tại Trung Quốc, ESCO bắt đầu phát triển giữa những năm 1990, khi nước này chú trọng nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và các ngành công nghiệp. Từ 3 ESCO năm 1996, thị trường ESCO Trung Quốc đã phát triển nhanh trên phạm vị toàn quốc nhờ chủ trương cải thiện tỷ suất tiết kiệm năng lượng. Đến năm 2011, thị trường ESCO của Trung Quốc ước tính đạt 100 tỷ Nhân dân tệ (hơn 14 tỷ USD) và hiện nay ước tính đạt hơn 17 tỷ USD, chiếm khoảng 60% doanh thu thị trường ESCO trên toàn cầu.

3034-diennongthon1-1
Thi công đường dây truyền tải điện ở vùng cao. Ảnh minh họa

Trái ngược với Hoa Kỳ và các nước châu Âu, nơi phần lớn khách hàng của ESCO thuộc khu vực công (chính phủ), thì ở Trung Quốc có tới 90% khách hàng ESCO là khu vực tư nhân. Những yếu tố khiến ESCO ở Trung Quốc phát triển nhanh, đó là tính chiến lược của việc sử dụng năng lượng hiệu quả tăng dần từ năm 1990 - 2010 do Trung Quốc trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 đã xếp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường là ưu tiên số 1 trong phát triển kinh tế. Theo đó, Trung Quốc đã đưa ra một loạt chính sách thuế và tài chính hỗ trợ ESCO. Từ năm 2011, các ESCO được Trung Quốc miễn 100% thuế trong 3 năm đầu và 50% từ năm thứ 4 đến năm thứ 6. Điều này đã tạo ra động lực lớn cho ESCO phát triển với số lượng tăng nhanh từ 2.800 năm 2010 lên 3.900 dự án vào năm 2011 tại Trung Quốc. Chính quyền địa phương Trung Quốc cũng đã đưa ra các chính sách hỗ trợ để đạt được các chỉ tiêu về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Nhờ động lực từ chính sách, các ESCO của Trung Quốc đã “phát triển như măng mọc sau mưa xuân” - theo đánh giá của IFC.

Tại Trung Quốc, hầu hết các dự án do ESCO được tài trợ có thời gian hoàn vốn tương đối ngắn chỉ từ 3 - 5 năm, do rủi ro hoạt động và rủi ro phá sản vẫn cao hơn so với ở châu Âu và Hoa Kỳ. Ngoài ra, các hợp đồng về tiết kiệm năng lượng cũng không đủ mạnh mẽ, hoặc không được luật pháp bảo vệ chặt chẽ. Một quy trình rõ ràng để giúp người cho vay (ngân hàng) thu hồi vốn sau khi doanh nghiệp phá sản vẫn chưa được xây dựng đầy đủ khi tài trợ. Hiện vẫn tồn tại những vấn đề liên quan đến niềm tin, thiếu kỹ năng kỹ thuật và thủ tục kiểm toán hoàn chỉnh để cho phép việc so sánh giữa các dự án ESCO với nhau và giữa ESCO trong các ngành khác nhau về tính hiệu quả...

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Tham luận tại Hội thảo “ESCO - Mô hình kinh doanh trong tương lai của Việt Nam…”, do Dự án Hỗ trợ kỹ thuật ngành năng lượng Việt Nam - EU (EVEF) phối hợp với Bộ Công Thương, tổ chức ngày 22/10/2020, tiến sỹ Nguyễn Thanh Quang - Công ty cổ phần Đầu tư công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương - nhận định: Tiềm năng cho ESCO phát triển là rộng mở do Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển với tốc độ khá cao kéo theo nhu cầu về năng lượng (hơi, nhiệt, điện) phục vụ sản xuất và tiêu dùng gia tăng. Chính sách của nhà nước ngày càng quan tâm nhiều hơn tới các yếu tố về phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an toàn vận hành, không ô nhiễm môi trường...

Tuy nhiên, theo tiến sỹ Nguyễn Thanh Quang, việc triển khai mô hình kinh doanh ESCO tại Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, do sản xuất của các doanh nghiệp nhỏ lẻ, phân tán, không liên tục và chưa có ý niệm về ESCO, thậm chí các doanh nghiệp không mong muốn tham gia ESCO vì sợ lộ bí mật kinh doanh, sợ phải có thêm đối tác không mong muốn… Ngay cả khi các ESCO đã hình thành, khó khăn vẫn có thể xảy ra sau khi ký hợp đồng bởi thông tin ban đầu các doanh nghiệp đưa không đầy đủ, thiếu chính xác; đầu tư ESCO nhiều nhưng lợi nhuận không cao; khi xảy ra tranh chấp hợp đồng ít khi ra trọng tài giải quyết và ESCO thường chịu thiệt; thủ tục pháp lý trong lĩnh vực năng lượng, điện… với doanh nghiệp còn phức tạp...

Để thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, phát triển thị trường ESCO tại Việt Nam trong tương lai, ông Toby D. Couture, cho rằng, một trong những kinh nghiệm từ thực tiễn quốc tế cho thấy, yếu tố đào tạo kỹ năng chuyên sâu cho lĩnh vực này là rất quan trọng. Đồng thời, Chính phủ cần phải gương mẫu đi đầu và đầu tư vào các ESCO, các dịch vụ sử dụng năng lượng hiệu quả; tổng hợp và giới thiệu, phổ biến dữ liệu về tiết kiệm năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng của các ngành khác nhau, hỗ trợ nâng cao nhận thức. Đảm bảo sự bảo vệ bằng pháp luật đối với các hợp đồng ESCO có hiệu suất năng lượng. Có chính sách hỗ trợ về tài chính (bảo lãnh khoản vay và các ưu đãi về thuế…) nhằm tạo động lực giúp thúc đẩy sự phát triển ESCO.

热门文章

2.2913s , 7650.65625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kqbd vallecano】ESCO: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam,Empire777  

sitemap

Top