当前位置:首页 > World Cup > 【lich thi dau bd hom nay va ngay mai】Chứng khoán 2021: Năm của những kỷ lục

【lich thi dau bd hom nay va ngay mai】Chứng khoán 2021: Năm của những kỷ lục

2025-01-25 12:18:13 [Ngoại Hạng Anh] 来源:Empire777

VN-Index dồn dập lập đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một năm 2021 tăng trưởng bùng nổ về mọi phương diện,ứngkhoánNămcủanhữngkỷlụlich thi dau bd hom nay va ngay mai từ chỉ số cho tới thanh khoản, số lượng người tham gia. Các ngưỡng 1.200-1.300-1.400-.1.500 điểm lần lượt được chinh phục và mang đến niềm tin cho nhiều người.

Trong tuần cuối tháng 11, chứng khoán Việt Nam xác lập kỷ lục mới khi chỉ số VN-Index lần đầu tiên vượt qua mốc 1.500 điểm bất chấp tâm lý tiêu cực trước thông tin về đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, trong đó có biến chủng nguy hiểm mới Omicron lây lan ở nhiều nước.

Trong năm 2020, TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong 10 thị trường có sức chống chịu và phục hồi tốt nhất thế giới trong đại dịch.

Năm nay, chứng khoán tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh chứng khoán thế giới, trong đó có chứng khoán Mỹ, liên tục tăng điểm mạnh và lập các đỉnh lịch sử mới. Tuy nhiên, thị trường cũng chứng kiến những phiên giảm điểm mạnh. Gần nhất là cú tụt giảm gần 39 điểm trong phiên 3/12, đưa chỉ số VN-Index về 1.443 điểm, rời xa ngưỡng 1.500 điểm.

{ keywords}
Biến động chỉ số VN-Index năm 2021.

Trong năm 2021, thị trường cũng chứng kiến nhiều phiên giảm mạnh, mất 40-60 điểm như những phiên hồi cuối tháng 8 hay giữa tháng 7, thổi bay nhiều tỷ USD và khiến thị trường chao đảo trước các ngưỡng quan trọng như 1.300 điểm.

Tại Việt Nam, sự kỳ vọng với TTCK còn khá lớn. Đại diện PYN Elite thậm chí cho rằng, gói phục hồi kinh tế 800.000 tỷ đồng giai đoạn 2022-2024 sẽ đẩy Vn-Index lên 2.500 điểm vào cuối năm 2024.

Trong năm 2021, thị trường cũng ghi nhận những phiên giảm mạnh, có phiên giảm tới 73 điểm và nhiều phiên giảm 40-50 điểm.

Thanh khoản lập kỷ lục, những phiên tỷ USD không còn là giấc mơ

Chỉ khoảng hai năm trước đây, mốc 10.000 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên đã là điều mơ ước. Một số dự báo mạnh dạn đề cập tới mốc này. Tuy nhiên, giờ đây giá trị giao dịch mỗi ngày gấp nhiều lần con số này.

TTCK cũng chứng kiến thanh khoản tăng kỷ lục trong năm 2021. Phiên 20/11 thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục với 56,3 nghìn tỷ đồng (2,4 tỷ USD) giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng.

Trong những tháng gần đây, thị trường liên tục chứng kiến những phiên giao dịch 1-2 tỷ USD. Mốc tỷ USD (hơn 23 nghìn tỷ đồng) là mức thanh khoản rất cao nếu so với mức trung bình gần 6.200 tỷ đồng/phiên trong năm 2020 và khoảng 18 nghìn tỷ đồng/phiên trong 6 tháng đầu năm 2021.

Thống kê từ các công ty chứng khoán cho thấy, người dân đã chuyển thêm nhiều tỷ USD vào đầu tư chứng khoán trong năm 2021.

Thanh khoản tăng mạnh trong bối cảnh chứng khoán trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn trong khi dòng tiền nhàn rỗi trong dân lớn. Bên cạnh đó, cú giải cứu thành công vụ tắc nghẽn sàn HOSE là cơ sở để thanh khaorn bứt phá.

Cuối tháng 4, hệ thống giao dịch của HOSE liên tục rơi vào tình trạng trạng đơ, nghẽn lệnh, treo lệnh, bảng lệnh hiển thị sai. Sự cố kéo dài suốt 6 tháng đầu năm 2021. Vào đầu tháng 7, hệ thống giao dịch mới của HOSE do FPT triển khai chính thức vận với công suất xử lý 3-5 triệu lệnh/ngày, gấp hơn 3 lần hệ thống cũ.

{ keywords}
Số lượng tài khoản mở mới mỗi tháng tăng kỷ lục.

Nhà đầu tư F0 tăng kỷ lục

Với nhà đầu tư mới, đầu tư chứng khoán được xem là một kênh đầu tư ổn định. TTCK có quy mô ngày càng lớn và không còn là một kênh cho những nhóm nhỏ lướt sóng.

Trong 11 tháng đầu năm, tổng cộng có hơn 1,3 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, bằng tổng số 3 năm trước đó cộng lại. Ước mơ 10% dân số đầu tư chứng khoán không còn xa vời. Mục tiêu 5% dân số đầu tư chứng khoán vào năm 2025 của Chính phủ có thể sớm đạt được với tốc độ gia nhập thị trường như hiện nay.  Hiện, tổng số tài khoản giao dịch trong nước đạt hơn 3,8 triệu.

Riêng trong tháng 11, có gần 221 nghìn tài khoản chứng khoán được mở mới. Đây là con số lớn nhất trong lịch sử 21 năm thành lập thị trường.

Số lượng nhà đầu tư F0 tham gia thị trường đông kỷ lục và với lượng tiền dồi dào đã giúp cân bằng áp lực bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư cá nhân mua ròng hơn 84 nghìn tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp vốn hóa vượt 10 tỷ USD

Thị trường cũng ghi nhận vốn hóa lên đỉnh cao mới. Sàn HOSE ghi nhận 4 doanh nghiệp có vốn hóa vượt 10 tỷ USD là Vingroup, Vietcombank, Vinhomes và Hòa Phát.

Nếu như cuối tháng 6, HOSE ghi nhận 20 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 1 tỷ USD, thì tính đến hết tháng 11, HOSE đã có 45 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD.

Tính tới cuối tháng 11/2021, HOSE ghi nhận vốn hóa đạt hơn 5,7 triệu tỷ đồng (khoảng 245 tỷ USD), đạt khoảng 91,41% GDP năm 2020 (GDP theo giá hiện hành).

Vốn hoá thị trường chứng khoán tăng kỷ lục và đạt trên ngưỡng 330 tỷ USD. Trong đó, vốn hóa HOSE đạt gần 5,8 triệu tỷ đồng, tăng 41%.

Trong năm 2021, vốn huy động qua thị trường cổ phiếu ước đạt gần 80 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần năm trước và tương đương con số kỷ lục năm 2019.

Khối ngoại bán ròng hơn 60 nghìn tỷ đồng

Trong năm 2021, khối ngoại đã bán ròng gần 62 nghìn tỷ đồng. Đây là con số kỷ lục và cao hơn 4 lần lượng bán ròng của khối này trong cả năm 2020. Khối ngoại bán ròng từ đầu 2020 khi mà dịch Covid-19 xuất hiện. Đây cũng là xu hướng chung trên khắp thị trường châu Á. Khối ngoại đã bán ròng hàng chục tỷ USD tại Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan...

Tại Việt Nam, một số cổ phiếu tăng giá mạnh bị bán ròng với khối lượng lớn như Thép Hòa Phát, Ngân hàng VPBank, Vinamilk, Vingroup, Vietinbank...

Khối ngoại bán ròng khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng từ cận biên sang mới nổi.

M. Hà

VN-Index vượt 1.500 điểm, ghi dấu lịch sử và đối mặt thách thức

VN-Index vượt 1.500 điểm, ghi dấu lịch sử và đối mặt thách thức

Thị trường bùng nổ, lần đầu tiên trong lịch sử vượt ngưỡng 1.500 điểm. Dòng tiền tiếp tục đổ vào với kỳ vọng lớn. Nhiều dự báo cho rằng, giá cổ phiếu còn lên tiếp cho dù rủi ro hiện hữu.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读