【bxh bóng đá fifa】Mối lo từ doanh nghiệp “rút lui”
Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng kỷ lục | |
Doanh nghiệp trước những cơ hội kinh doanh mới |
Ảnh minh họa |
Cụ thể, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong quý 1/2023 giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2022 (56.946 doanh nghiệp). Trong đó, số doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1/2023 là 33.905 doanh nghiệp, giảm 2%, số vốn đăng ký thành lập cũng giảm 34,1% so với cùng kỳ năm 2022. Số doanh nghiệp tái hoạt động trong quý là 23.041 doanh nghiệp, cũng giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Ở chiều ngược lại, trong quý 1/2023 có 60.241 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, chiếm 71,7% là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 42.858 doanh nghiệp, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2022; số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 12.766 doanh nghiệp, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022; và số doanh nghiệp giải thể là 4.617 doanh nghiệp, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2022.
Những số liệu trên đây cho thấy hiện tượng đi ngược xu hướng thời gian qua, nhất là ở quý 1 hằng năm số doanh nghiệp thành lập mới và tái hoạt động luôn cao hơn số doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Nhìn thẳng thực tế, tình trạng số doanh nghiệp rút khỏi thị trường cao hơn nhiều so với số thành lập mới và tái hoạt động cho thấy những khó khăn, thách thức trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất lớn. Mặc dù những khó khăn lớn được đánh giá là nền kinh tế thế giới đang giảm tốc tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta suy giảm. Nhưng giải pháp khắc phục cần phải đi từ chính chúng ta. Những tháng đầu năm, một số “nút thắt” lớn của nền kinh tế đã bước đầu được tháo như tín dụng cho sản xuất đã bớt căng thẳng hơn, lãi suất có dấu hiệu giảm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có một số giải pháp bước đầu từ Nghị định 08, đầu tư công đang quyết liệt các giải pháp giải ngân... Tuy nhiên, những giải pháp này cần độ trễ để đi vào thực tế, hơn nữa các giải pháp có lẽ chưa đủ để lấy lại đà phục hồi chung cho nền kinh tế.
Thực trạng trên đang đòi hỏi các cơ quan hoạch định và thực thi chính sách cần có nhiều giải pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp trên các lĩnh vực. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa tháo gỡ các khó khăn về thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong kết nối với các tổ chức tín dụng để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xây dựng các chương trình kích cầu tiêu dùng và dùng hàng Việt; mở rộng tìm kiếm thị trường mới; triển khai hiệu quả các gói và chính sách hỗ trợ đã có, hỗ trợ đào tạo và ổn định lao động... Đồng thời, tiết giảm tối đa các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Văn Bắc