9km cầu giao thông nông thôn được xây dựng từ nguồn xã hội hóa là những nhịp cầu nối đôi bờ mang lại niềm vui trọn vẹn cho những người dân huyện nghèo Phụng Hiệp. Cầu Kinh Ranh được khánh thành trong niềm vui của người dân thị trấn Kinh Cùng và xã Hòa An. Huyện khó vẫn xây được nhiều cầu giao thông Do nguồn vốn ngân sách còn hạn hẹp,ệnxacầutạmbợởhuyệdu doán bong da nên việc đầu tư xây dựng cầu giao thông nông thôn gặp rất nhiều trở ngại. Không để cái khó bó cái khôn, xã Phương Bình đã triển khai xã hội hóa trên tinh thần vận động người dân, nhà hảo tâm cùng chung sức tham gia. Điển hình như 4 cây cầu giao thông nông thôn được đầu tư xây dựng trong năm 2016, đã kết nối giao thông liền mạch giữa 3 ấp Phương Thạnh, Phương An và Phương Hòa. Mỗi cây có chiều dài trên 20m, ngang 3m, kinh phí xây dựng trên 180 triệu đồng. Những cây cầu hoàn thành đã góp phần giải quyết nhu cầu đi lại của bà con. Bà Nguyễn Thị Hồng, ở xã Phương Bình, cho biết: “Mặc dù thời gian qua Nhà nước đã đầu tư xây dựng lộ khang trang, nhưng trên tuyến vẫn còn 3 cây cầu tạm bợ, gây khó khăn cho việc đi lại, rất mừng là khó khăn này cũng đã được tháo gỡ. Toàn tuyến được thông thoáng, việc đi lại của người dân ở khu vực này đã thuận lợi hơn rất nhiều”. Nhờ thực hiện tốt việc xã hội hóa trong xây dựng cầu giao thông nông thôn mà huyện Phụng Hiệp đã xóa được những cây cầu thô sơ, thay vào đó là những cây cầu bê tông mới, kiên cố, mở ra thêm hướng phát triển mới cho một vùng nông thôn. Như tuyến kênh 83 thuộc 2 ấp Hòa Phụng C của xã Hòa An và ấp Hòa Bình của thị trấn Kinh Cùng. Trước đây tuyến này là một vùng nông thôn hẻo lánh, việc đi lại của người dân chỉ duy nhất bằng ghe, xuồng. Nhưng khi nhà nước đầu tư xây dựng tuyến lộ bê tông khang trang cùng với việc hoàn thành cây cầu Kinh Ranh nối liền 2 ấp Hòa Phụng C và Hòa Bình, đã làm cho khu vực này thay đổi rõ nét. Toàn tuyến có chiều dài trên 4km, riêng cây cầu được thiết kế với chiều dài 20m, ngang 3m. Tổng kinh phí xây dựng trên 210 triệu đồng. Do Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hậu Giang hỗ trợ 80 triệu đồng, Hội Từ thiện Minh Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) hỗ trợ 70 triệu đồng, số còn lại do UBND huyện Phụng Hiệp và người dân 2 ấp đối ứng. “Tuyến lộ và cây cầu được hoàn thành là niềm mơ ước từ bấy lâu nay của người dân nơi đây. Bởi, khu vực này đa phần người dân sống bằng nghề nông, khi cầu lộ được thông thoáng không chỉ giải quyết nhu cầu đi lại mà còn giúp cho việc giao thương mua bán hàng hóa dễ dàng hơn. Người dân làm lúa cũng không còn bị ép giá như những năm trước đây”, bà Phạm Thị Bích Thủy, ở xã Hòa An, cho biết. 10 năm xây dựng gần 400 cầu nông thôn Trong 10 năm qua, huyện Phụng Hiệp vận động các nguồn lực xã hội xây dựng được gần 400 cây cầu nông thôn, với tổng chiều dài trên 9km, kinh phí thực hiện gần 50 tỉ đồng. Bà Nguyễn Thị Minh Phụng, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Để có được lòng tin của các nhà hảo tâm, thời gian qua Hội Chữ thập đỏ huyện đã công khai minh bạch trong thực hiện các công trình. Trước khi khởi công xây dựng một công trình nào đó, chúng tôi đều mời nhà hảo tâm xuống để khảo sát. Quá trình xây dựng đều cử người giám sát, có báo cáo rõ ràng. Từ đó tạo được lòng tin, mời gọi các nhà hảo tâm đến Phụng Hiệp ngày một nhiều hơn”. Ông Đỗ Quang Thuần, Chủ tịch Hội Từ thiện Minh Tâm, cho hay: “Khi đến với huyện Phụng Hiệp, Hội đã nhận thấy địa phương còn nhiều khó khăn, nên chúng tôi muốn đóng góp một phần công sức để cùng địa phương chăm lo tốt hơn cho việc đi lại của người dân nông thôn. Những cây cầu hoàn thành đưa vào sử dụng không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông giúp bà con đi lại dễ dàng mà tạo diện mạo mới, mở ra hướng phát triển cho khu vực đó”. Riêng năm 2016, huyện Phụng Hiệp đã vận động xây dựng mới được 27 cây cầu giao thông nông thôn cho các địa phương trong huyện, với tổng giá trị trên 3 tỉ đồng. Ông Nguyễn Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, nhấn mạnh: “Những năm qua, huyện Phụng Hiệp có sự thuận lợi là được các nguồn lực xã hội quan tâm giúp đỡ. Bình quân hàng năm huyện vận động xây dựng từ 20-30 chiếc cầu để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân nông thôn. Nhờ sự giúp đỡ này mà huyện đã cơ bản xóa cầu khỉ, cầu tạm bợ. Những chiếc cầu được khánh thành không chỉ là niềm vui của nhiều người, mà còn là điều kiện để giúp huyện hoàn thiện tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương”. Bài, ảnh: THANH DUY |