TheóThủtướngChínhphủkết quả bóng đá hôm qua rạng sáng nayo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 7, trung bình các địa phương trong vùng đã xây dựng khoản 11 văn bản quản lý, điều hành các CTMTQG để thực hiện 12 nội dung theo quy định. Công tác giải ngân vốn đầu tư công thực hiện các chương trình năm 2023 là hơn 1.055 tỉ đồng, đạt 44% kế hoạch, trong đó Long An đứng thứ 6/13 tỉnh, thành. Các đại biểu dự tại điểm cầu tỉnh Đến nay, toàn vùng có 3/13 tỉnh, thành có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều vùng ĐBSCL giảm từ 7,6% xuống còn 5,7%, riêng tỷ lệ này, tỉnh Long An chỉ còn 0,97%. Toàn vùng có 11 chỉ tiêu thuộc CTMTQG phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số, như thôn có đường đến trung tâm xã, hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, nước sạch đạt và vượt kế hoạch. Qua triển khai thực hiện các CTMTQG, một số địa phương trong vùng có nhiều cách làm hay, sáng kiến như tỉnh Trà Vinh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn bằng hình thức chuyển trồng lúa sang các loại cây trồng khác và nuôi thủy sản đã nâng cao đáng kể thu nhập cho người dân trên địa bàn; tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện phong trào thi đua “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc “5 tự” và “5 cùng”; tỉnh Bến Tre đẩy mạnh thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, đưa lũy kế số lượng sản phẩm OCOP toàn tỉnh lên 200 sản phẩm, trong đó có 90 sản phẩm đạt 4 sao,… Thực hiện các CTMTQG giúp thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn tỉnh Bên cạnh các kết quả đạt được, quá trình thực hiện các CTMTQG tại các địa phương trong vùng vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc quản lý, tổ chức thực hiện các CTMTQG. Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các địa phương cũng kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến thực tế việc triển khai các chương trình. Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Minh Lâm báo cáo với Phó Thủ tướng về kết quả thực hiện các CTMTQG trên địa bàn tỉnh Phát biểu thảo luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Nguyễn Minh Lâm cho biết, đến nay tỉnh có 4/15 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 121/161 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 75,2% số xã toàn tỉnh; 30 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chiếm 18,63%. Đến hết tháng 6/2023, tổng số hộ nghèo của tỉnh chỉ còn 4.665 hộ, chiếm 0,97% và 10.820 hộ cận nghèo chiếm 2,24%. Từ kết quả thực hiện các CTMTQG góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn tỉnh với kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư theo hướng hiện đại và đồng bộ; các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh, tập trung được hình thành và ứng dụng công nghệ cao bước đầu có hiệu quả; chất lượng nông sản ngày càng tăng,… Từ đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng nông thôn. Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Lưu Quang phát biểu tại buổi làm việc Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Lưu Quang biểu dương các địa phương vùng ĐBSCL trong thực hiện các CTMTQG khi các chỉ tiêu đều đạt cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, ông lưu ý các địa phương cần tập trung các giải pháp đẩy mạnh việc giải ngân vốn đầu tư công trong thực hiện các CTMTQG, không để nguồn vốn tồn, phải gia hạn. Riêng những kiến nghị của các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trần Lưu Quang cũng giao trách nhiệm cho các bộ, ngành phải có văn bản trả lời, tháo gỡ khó khăn trong thời hạn và báo cáo Phó Thủ tướng theo dõi, chỉ đạo./. Kiên Định |