Vừa báo lãi đậm,Ứngxửtrướccơhộivàrủirocủathịtrườngchứngkhoákết quả trận ecuador hôm nay công ty chứng khoán lại đối mặt với nhiều rủi ro trong nửa cuối năm | |
Cơ hội nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam | |
Thị trường chứng khoán còn dư địa tăng nhờ hiệu ứng từ dòng tiền mạnh |
Chiến lược giao dịch phù hợp sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt được cơ hội và phòng tránh rủi ro. Ảnh: ST |
Thị trường đang tìm điểm cân bằng
Liên tiếp những phiên giao dịch kém tích cực trong 2 tuần qua đã tác động mạnh tới tâm lý của nhà đầu tư. Theo đó, sau khi đạt đỉnh lịch sử trong phiên 2/7 ở 1.424,28 điểm, VN-Index đã đảo chiều, giảm rất mạnh và hiện chỉ còn ở mức quanh 1.275 điểm, tương ứng mức giảm hơn 149 điểm, tức là hơn 10% chỉ sau 2 tuần. Thanh khoản cũng lùi về mức thấp, bình quân chỉ đạt khoảng trên 17.400 tỷ đồng/ phiên, thấp hơn rất nhiều so với những phiên giao dịch tỷ USD liên tiếp được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm nay.
Nhận định về diễn biến thị trường những tuần qua, ông Nguyễn Trọng Đình Tâm, Chuyên gia Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư - Công ty Chứng khoán SSI cho rằng, thị trường đang vận động khá thận trọng. Điều này cũng từng xảy ra sau giai đoạn tăng nóng vào tháng 8/2020 và tháng 1/2021. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng nhà đầu tư không nên quá lo lắng. Mức thanh khoản thấp cho thấy cả bên mua và bên bán đều đang thận trọng, chưa có tâm lý bán tháo hoảng loạn. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy thị trường đang tìm kiếm điểm cân bằng sau giai đoạn biến động vừa qua.
Đáng chú ý, trong bối cảnh dòng tiền trong nước trở nên thận trọng trước diễn biến giảm điểm của thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã có 3 tuần liên tiếp mua ròng trên sàn HoSE với giá trị mua ròng trên 8.200 tỷ đồng. Hoạt đông mua ròng của khối ngoại đã giúp giảm bớt đáng kể tác động tiêu cực của thị trường. Các chuyên gia cũng kỳ vọng xu hướng mua ròng này sẽ còn tiếp diễn, giúp nâng đỡ thị trường trong thời gian tới.
Nhận diện cơ hội, rủi ro
Đánh giá về triển vọng thị trường chứng khoán từ nay đến cuối năm, bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc khối Phân tích – Công ty Chứng khoán VNDirect chỉ ra 4 cơ hội tích cực: môi trường lãi suất thấp kích thích nhà đầu tư tìm đến các kênh có lợi suất cao như chứng khoán, trái phiếu. Bên cạnh đó, hiệu ứng FOMO (sợ mất cơ hội) khi thị trường điều chỉnh dẫn tới việc dòng tiền đổ vào hỗ trợ đà tăng của thị trường. Thị trường cũng được hỗ trợ bởi triển vọng tăng trưởng lợi nhuận của các nhóm ngành có vai trò dẫn dắt thị trường như ngân hàng, dầu khí, bất động sản. Ngoài ra, việc tăng vốn của các công ty chứng khoán sẽ giúp giải quyết điểm nghẽn về margin.
Tuy nhiên, bà Hiền cũng lưu ý rằng ở thời điểm hiện tại, các thông tin về kết quả kinh doanh đã được phản ảnh vào giá cổ phiếu, nên tháng 7 và tháng 8 là thời điểm trống thông tin và có ít thông tin thị trường. Phải đến tháng 9 thì thị trường mới bắt đầu có những thông tin dự kiến về kết quả kinh doanh quý 3 và ước tính cả năm, khi đó thị trường mới có đợt tăng trưởng mới.
Một rủi ro nữa đến từ làn sóng phát hành thêm của các DN. Theo tính toán, tổng mệnh giá cổ phiếu đã hoàn thành tăng vốn và đang lên kế hoạch lên tới 25.617 tỷ đồng, gấp 3 lần so với mức thực hiện trong cả năm 2020. “Nguồn cung này đột ngột tăng lên sẽ tạo ra những sự điều chỉnh nho nhỏ trên thị trường” – bà Hiền lưu ý.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương nhận định, diễn biến của thị trường tài sản như bất động sản, chứng khoán đã cho thấy dấu hiệu tăng trưởng quá nhanh. “Rõ ràng lạm phát về tài sản đã tăng rất cao, đây là dấu hiệu để các cơ quan quản lý cần vào cuộc xem xét và đánh giá xem liệu mức tăng đó có bình thường hay không, có tạo ra nguy cơ gì không. Bởi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán thời gian qua là nhờ dòng tiền vào nhiều, trong khi các ngân hàng hiện kiểm soát rất chặt những khoản vay để đầu tư chứng khoán” – ông Tú Anh nhìn nhận.
Nói rõ hơn về vấn đề này, ông Tú Anh đặt vấn đề về dòng tiền của các nhà đầu tư F0. Trước đây tiền của các nhà đầu tư F0 này dùng vào việc gì? Tại sao hiện nay lại ồ ạt đổ vào chứng khoán? Theo ông Tú Anh, Việt Nam có khu vực kinh tế “chưa quan sát được”. Trong điều kiện bình thường những người trong khu vực này hoạt động cho vay lẫn nhau, huy động vốn lẫn nhau. Khi nền kinh tế bị tác động bởi dịch bệnh, dòng tiền tại những khu vực này bị ngưng trệ, không còn cơ hội ở khu vực này và vì thế tiền đi vào thị trường chứng khoán một cách ồ ạt.
Từ suy luận này, ông Tú Anh lo ngại về rủi ro khi dịch bệnh đã được kiểm soát, cơ hội tại các khu vực kinh tế “chưa quan sát được” này trở lại, kích hoạt nhu cầu vốn tănh nhanh, khi đó dòng tiền F0 sẽ lại ồ ạt rút ra khỏi thị trường.
Ứng xử thế nào?
Theo ông Nguyễn Chí Trung, Phó Giám đốc khối Dịch vụ chứng khoán khách hàng cá nhân – Công ty chứng khoán SSI, khi thị trường điều chỉnh mạnh, vẫn có nhiều cổ phiếu tăng, thậm chí tăng trần. Vấn đề là nhà đầu tư cần có chiến lược giao dịch phù hợp với mỗi diễn biến của thị trường. Theo đó, với danh mục đã tăng trưởng mạnh và sử dụng đòn bẩy lớn, nhà đầu tư nên chốt lời và hạ tỷ trọng margin để danh mục trong trường hợp thị trường tiếp tục đi xuống. Đối với danh mục nắm giữ một phần tiền mặt, nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ hội tăng tỷ lệ nắm giữ một cách thận trọng. Riêng nhóm nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng tiền mặt lớn, có thể tìm kiếm cơ hội giải ngân mới khi thị trường biến động mạnh.
Với những nhà đầu tư thua lỗ, theo ông Tâm, nên quay lại xem xét chiến lược đầu tư của mình là ngắn hạn hay dài hạn, giá mục tiêu là bao nhiêu và diễn biến thực tế nếu khác với dự báo thì cần làm gì.
Ví dụ, trong những phiên biến động mạnh vừa qua, nhiều nhà đầu tư rơi vào cảnh cổ phiếu chưa về tài khoản đã lỗ. Trong trường hợp này, theo ông Tâm, nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro ngay trên thị trường cơ sở bằng cách đặt các mức giá bán mục tiêu, các mức cắt lỗ… Hoặc nhà đầu tư đang trong vị thế mua cổ phiếu muốn tiếp tục nắm giữ, hoặc cổ phiếu chưa về tài khoản, có thể mở bán trên hợp đồng tương lai, trong bối cảnh thị trường giảm điểm so với giá bán thì nhà đầu tư có lợi nhuận bù đắp cho phần lỗ trên thị trường cơ sở.
Các chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần xác định được chiến lược đầu tư của mình là dài hạn hay ngắn hạn. Nếu đầu tư dài hạn, các phiên giảm hay những nhịp rung lắc của thị trường sẽ là cơ hội để mua thêm cổ phiếu và gia tăng tích lũy. Còn với đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư cần ưu tiên quản trị rủi ro trong những phiên điều chỉnh của thị trường. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng cần học cách phân tích thị trường cũng như trang bị kiến thức tài chính liên quan đến điểm mua. Bởi ngay cả với những cổ phiếu tốt nhưng nếu xác định sai điểm mua thì vẫn có thể bị thua lỗ.
Nếu đầu tư dài hạn, các phiên giảm hay những nhịp rung lắc của thị trường sẽ là cơ hội để mua thêm cổ phiếu và gia tăng tích lũy. Còn với đầu tư ngắn hạn, nhà đầu tư cần ưu tiên quản trị rủi ro trong những phiên điều chỉnh của thị trường. |