【ti so ca cuoc】Giai đoạn này, nếu có tiền mà tăng lương cũng chưa phù hợp”
时间:2025-01-25 22:07:55 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong trả lời báo chí (Ảnh - Duy Linh). |
Cả nước đang thắt lưng buộc bụng dành nguồn lực cho chống dịch,đoạnnàynếucótiềnmàtănglươngcũngchưaphùhợti so ca cuoc giai đoạn này, nếu có tiền mà tăng lương cũng chưa phù hợp, Phó chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong trả lời báo chí tại cuộc họp báo chiều 19/10 về dự kiến chương trình kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XV.
Tại kỳ họp thứ nhất, khóa XV, Quốc hội đã yêu cầu tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022
Trong câu hỏi, phóng viên đặt vấn đề nếu tại kỳ họp này mà Quốc hội vẫn chốt lùi thời điểm tăng lương (lần thứ hai lùi), vậy lương cơ sở sẽ thế nào khi mà đã ba năm không cải cách tiền lương?
Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trả lời, trong bối cảnh hiện tại đã phải chi rất nhiều ngân sách cho công tác phòng chống dịch, nên tăng lương theo lộ trình là hết sức cần thiết, nhưng năm 2021 hết sức cố gắng thì tăng trưởng cũng chỉ đạt trên 3% . Vì thế, nguồn lực để chăm lo cho dân cần hơn, cán bộ công chức sẵn sàng chưa tăng lương, còn thời điểm nào sẽ tăng thì Chính phủ sẽ xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Tuy nhiên, lương hưu của những người về hưu trước 1995 sẽ xem xét trước, ông Cường cho biết thêm.
Trả lời thêm về nội dung này, Phó chủ nhiệm Đặng Thuần Phong nói, vừa rồi Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương đến thời hạn nào thích hợp sẽ làm. Dù thời gian qua đã chuẩn bị rất kỹ các nguồn lực để cải cách tiền lương, nhưng một số điều kiện để cải cách chưa đạt, đặc biệt là chưa đủ nguồn lực.
Hiện tại, nguồn lực đầu tưgần như hoàn toàn cho chống dịch Covid-19, một số địa phương đề nghị dùng nguồn cải cách tiền lương để phòng chống dịch vì họ không có nguồn.
Cả nước đang thắt lưng buộc bụng dành nguồn lực cho chống dịch, giai đoạn này nếu có tiền mà tăng lương cũng phản cảm, ông Phong nhấn mạnh.
Trước đó, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua nghị quyết, yêu cầu tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác.
Sẽ xử lý tài chínhcho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Thông tin từ cuộc họp báo cho biết, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 20/10/2021, bế mạc vào ngày 13/11/2021 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, kỳ họp thứ 2 được tổ chức theo hình thức kết hợp họp trực tuyến và họp tập trung, chia thành 2 đợt.
Đợt 1: Họp trực tuyến qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( từ ngày 20/10 đến ngày 30/10/2021). Quốc hội làm việc 2 ngày thứ bảy, 1 ngày chủ nhật. Đại biểu Quốc hội ở địa phương nào sẽ tham dự ở điểm cầu tại địa phương đó; đại biểu Quốc hội công tác tại các cơ quan Trung ương (bao gồm cả Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội) tham dự tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Đợt 2 họp tập trung tại Nhà Quốc hội (từ ngày 8/11 đến ngày 13/11/2021).
Ngoài ra, dự phòng phương án nếu dịch bệnh Covid-19vẫn diễn biến phức tạp trong cả nước thì sẽ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc phải họp trực tuyến cả kỳ nhưng bố trí Đợt 2 liền mạch với Đợt 1 để kỳ họp kết thúc sớm, tạo điều kiện cho Chính phủ, các địa phương tập trung thời gian cho công tác phòng, chống dịch.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 2 dự ánluật, 5 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp), xem xét, cho ý kiến đối với 5 dự án luật. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Những dự án Luật, Nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự; Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng, tỉnh Nghệ An, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Thừa Thiên Huế; Nghị quyết quy định về việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.
Những dự án Luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến gồm có Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Quốc hội xem xét các báo cáo về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, công tác phòng chống dịch Covid-19, trong đó có nội dung về việc thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV; Quyết định kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2022 và kế hoạch tài chính NSNN 03 năm 2022-2024 (trong đó có việc bổ sung dự toán thu, chi vốn viện trợ nước ngoài năm 2021 của tỉnh Quảng Nam; lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương).
Quốc hội xem xét các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; các báo cáo của Chính phủ về: công tác phòng, chống tham nhũng, công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021 (trong đó có nội dung về công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam). Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Quốc hội nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.
Quốc hội dự kiến xem xét, quyết định Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021- 2025); dự kiến xem xét, quyết định về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; xem xét các Báo cáo về tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2020; việc quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế năm 2020 và việc thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân trong 02 năm 2019-2020.
Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV (trong đó có nội dung về xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn).
上一篇: Của nhà cũng trộm
下一篇: Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
猜你喜欢
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Dự báo thời tiết hôm nay 17/9/2024: Bão số 4 trên Biển Đông, mưa to khắp 3 miền
- Lũ quét vùi lấp cả thôn ở Lào Cai: Nỗi đau tột cùng của người cha mất 3 con nhỏ
- Nhói lòng cảnh ngóng tin bố mẹ, chồng, cháu mất liên lạc vụ sập cầu Phong Châu
- Quảng Nam thống nhất sáp nhập huyện Quế Sơn và Nông Sơn
- Tham gia nhóm 'Tài chính thời đại', người phụ nữ ở Hà Nội mất 2,3 tỷ
- Chi tiết hướng di chuyển sau vụ sập cầu Phong Châu, cấm xe cầu Tứ Mỹ, Trung Hà
- Cục Đường bộ Việt Nam: Kiên quyết dừng khai thác các cầu không đảm bảo an toàn
- Loạt siêu phẩm phim ảnh, thể thao hấp dẫn trên K+ dịp Tết Ất Tỵ 2025