Khởi xướng cho phong trào này là giám đốc Sở văn hóa du lịch Tứ Xuyên,ảngbádulịchkiểuTrungQuốcnữGiámđốcSởcưỡingựamặcđồkiếmhiệkết quả tỷ số hạng nhất anh Lưu Hồng. Theo đó, ông Lưu thường xuyên mặc cổ trang kiếm hiệp, khi thì biểu diễn thời trang khi lại cùng bà con nông dân quay video quảng cáo nông sản. Kênh riêng của ông Lưu trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu về hơn 2,5 triệu lượt theo dõi.
Trong khi đó, giám đốc Sở văn hóa du lịch Hắc Long Giang, Tháp Hà, lại hóa thân thành "chủ nhân của rừng sâu" (Master of the Forest) dưới cái lạnh -20 độ trên nền tuyết trắng tinh khôi.
Với lợi thế là 9x, giám đốc Sở văn hóa du lịch Quý Châu luôn bắt kịp các xu hướng mới nhất trên mạng khiến không ít người thích thú.
Còn phó giám đốc Sở văn hóa du lịch Tân Cương, Hà Kiều Long, không ngần ngại phi ngựa trên thảo nguyên tuyết trắng xóa. Ngoài ra, bà cũng là người trực tiếp đứng ra livestream bán nông sản cho nông dân địa phương.
Ngoài ra, kênh riêng của giám đốc Sở văn hóa du lịch Tùy Châu, Giải Vỹ, lại đậm chất giải trí. Ông không ngần ngại mặc trang phục cổ trang nhảy múa, ca hát, bất chập sự cười chê của nhiều cư dân mạng.
"Ngoại hình của cá nhân tôi không được xuất sắc nhưng vẻ đẹp của Tùy Châu, quê hương tôi thì không có gì phải bàn cãi", ông Giải phản bác.
Tinh thần của các vị lãnh đạo đầu ngành đã tạo nên phong trào quảng bá du lịch rầm rộ ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, ngành du lịch Trung Quốc còn kết hợp với rất nhiều các tài khoản hot trên mạng xã hội, KOC, KOL để đi trải nghiệm du lịch. Phía dưới mỗi video còn được gắn những giỏ hàng bán luôn vé vào khu tham quan. Việc làm này được cho giúp tăng tỷ lệ đặt trước lên rõ rệt.
Không thể phủ nhận rằng, những thước phim đẹp về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay đặc sản mang đậm màu sắc địa phương sẽ tác động đến người xem một cách trực tiếp, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Một vài dữ liệu được cung cấp để chứng minh tính hiệu quả của phong trào này. Trong hơn nửa năm, từ tháng 5/2021 đến cuối năm 2021, phó giám đốc Sở văn hóa du lịch Tân Cương, Hà Kiều Long, đã trực tiếp mang về gần 100 triệu NDT tổng lượng hàng hóa. Tính cả năm 2021 con số này đạt tới 140 triệu NDT, giao hàng nhóm đã đạt 20 triệu NDT mỗi tháng.
Theo báo cáo của tờ "Người quan sát Tứ Xuyên", tính đến cuối năm 2022, hàng trăm lãnh đạo du lịch văn hóa ở tỉnh Tứ Xuyên đã tham gia quay hơn 110 video "Giám đốc du lịch văn hóa nói về du lịch văn hóa", đã được phát hơn 350 triệu lần trên mạng xã hội.
Bài viết trên Tencent nhận xét rằng, việc các giám đốc sở văn hóa du lịch tích cực tìm tòi thay đổi, đón nhận các phương tiện truyền thông được coi như yếu tố “nhân hòa” giúp du lịch nói riêng và kinh tế địa phương nói chung phát triển.
Ngoài vai trò này, nó còn phản ánh sự làm việc táo bạo và đầy trách nhiệm của những người đứng đầu ngành văn hóa và du lịch ở nhiều nơi. Mặt khác, việc đích thân xuất hiện tại hiện trường và hóa thân vào những thước phim đã khiến cho mối quan hệ của các vị lãnh đạo này với quần chúng gần gũi, thân thiện hơn.
Tính từ tháng 5 tới nay, thị trường du lịch Trung Quốc đã ghi nhận sự bùng nổ chưa từng có, với lượng khách đi du lịch và doanh thu lập kỷ lục, cao hơn cả thời điểm chưa bùng phát dịch.
Thống kê của Trung tâm Dữ liệu thuộc Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho thấy, đã có tổng cộng 274 triệu lượt người đi du lịch trong nước trong 5 ngày nghỉ lễ 1/5, tăng 70,83% so cùng kỳ năm ngoái, bằng 119,09% lượng khách cùng kỳ năm 2019, thời điểm chưa bùng phát dịch.
Doanh thu từ du lịch nội địa đạt hơn 148 tỷ nhân dân tệ, tăng 128,9% so cùng kỳ năm ngoái, bằng 100,66% doanh thu cùng kỳ năm 2019.
Thị trường du lịch Trung Quốc không những đang phục hồi, mà còn bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh.
Cùng với sự bùng nổ của thị trường du lịch, tiềm năng tiêu dùng tại quốc gia 1,4 tỷ dân đã được khai thác mạnh mẽ, doanh thu của ngành bán lẻ đã khôi phục mức trước dịch, nhất là các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, khách sạn, bán lẻ các sản phẩm tiêu dùng như quần áo, đồ lưu niệm...