Có thể nói,ảiquyếtviệclàmvàpháttriểnbềnvữbảng xếp hạng atalanta gặp udinese CCN của Ninh Bình đã và đang góp phần trong việc thu hút các dự án công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giúp địa phương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường vào khu sản xuất tập trung (làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân); phát triển nghề truyền thống (nghề cói ở CCN Đồng Hướng, nghề gỗ mỹ nghệ ở cụm làng nghề Ninh Phong)... Bên cạnh đó, việc quy hoạch phát triển CCN đã góp phần không nhỏ thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Điển hình như CCN Ninh Phong, CCN Ninh Vân... đến nay tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%, thu hút được 144 doanh nghiệp, cơ sở đầu tư vào các lĩnh vực: Chế tác đá mỹ nghệ, sản xuất đồ mỹ nghệ, chế biến lâm sản và kinh doanh đồ gỗ, sản xuất cơ khí, may trang phục..., giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động tại các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai quy hoạch CCN ở Ninh Bình đã phát sinh những bất cập như: Một số CCN đã được quy hoạch nhưng rất khó thu hút nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng và cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, nhiều CCN chưa quy hoạch nhưng lại có nhiều nhà đầu tư có nhu cầu đầu tư. Mặt khác, một số CCN đã được quy hoạch, hình thành từ trước năm 2005, nhưng đến nay chưa có CCN nào được đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng (đường nội bộ; cấp, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải; nhà quản lý điều hành, công trình bảo vệ...). Việc thu hút doanh nghiêp đầu tư kinh doanh hạ tầng các CCN gặp rất nhiều khó khăn. Đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa thu hút được doanh nghiệp nào đầu tư, kinh doanh hạ tầng CCN. Nguyên nhân là do chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi đủ mạnh. Mặt khác do đây là lĩnh vực kinh doanh mới, nguồn vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm... nên hầu hết các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đầu tư vào CCN... Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước đối với CCN cũng còn một số hạn chế như: Theo quy định tại Quyết định 105/2009/QĐ-TTG, để quản lý CCN có thể lựa chọn đơn vị kinh doanh hạ tầng CCN hoặc thành lập Trung tâm phát triển CCN. Tuy nhiên, trên địa bàn Ninh Bình lâu nay chưa hình thành các mô hình trên, việc triển khai đầu tư xây dựng CCN, quản lý hoạt động CCN giao cho các phòng chuyên môn khác nhau thực hiện nên thiếu sự đồng bộ trong quản lý... Nhằm đáp ứng nhu cầu mặt bằng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ; gắn kết với Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm thúc đẩy CNH – HĐH kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa qua, Ninh Bình đã công bố Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020. trên địa bàn tỉnh có 24 CCN với diện tích 565,5ha; giai đoạn 2021 – 2025, quy hoạch mới thêm 1 CCN với tổng diện tích là 40 ha và đầu tư mở rộng 15 CCN hiện có với tổng diện tích tăng thêm là 340,8 ha. Như vậy, đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 25 CCN với tổng diện tích là 946,3ha. Cụ thể, TP. Ninh Bình đến năm 2020-2025 có 2 CCN với diện tích là 27,1ha. Huyện Hoa Lư đến năm 2020 có 2 CCN với diện tích là 30,64ha; đến năm 2025 tăng lên 68,44ha. Huyện Gia Viễn đến năm 2020 có 5 CCN với tổng diện tích là 116,32ha; diện tích này sẽ tăng lên 196,32ha vào năm 2025. Huyện Nho Quan đến năm 2020 có 4 CCN với tổng diện tích là 111,4ha, đến năm 2025 tăng lên 171,4ha. Huyện Yên Mô đến năm 2020 có 4 CCN với tổng diện tích là 88,98ha, tăng lên 158,98ha vào năm 2025. Huyện Kim Sơn, đến năm 2020 có 1 CCN với diện tích 47,12ha, đến năm 2025 tăng lên 67,12ha. Huyện Yên Khánh có 6 CCN với tổng diện tích 123,94ha đến năm 2020, tăng lên 7 CCN với tổng diện tích 256,94ha vào năm 2025.
|