游客发表
发帖时间:2025-01-10 21:33:46
Nông dân Long An gia cố đê bao bảo vệ lúa hè thu Ảnh: KIẾN VĂN
Lũ còn diễn biến phức tạp
Theo số liệu mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đưa ra, hiện nay mực nước lũ tại ĐBSCL đã lên vượt dự tính so với thời điểm vừa xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện Sepien Senamnoi (Lào). Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đưa ra “kịch bản” mực nước lũ tại ĐBSCL có thể lên thêm khoảng 5-10cm với mức cao nhất là 3,2m. Tuy nhiên số liệu cập nhật tại cuộc họp ngày 31-7, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng, “mực nước lũ ở ĐBSCL đang lên và còn diễn biến phức tạp”. Vào ngày 29-7, mực nước lũ trên sông Tiền tại trạm Tân Châu đã đạt 2,87m, còn trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,38m. Trong khi hiện nay, nước lũ từ đập thủy điện bị vỡ ở Nam Lào khoảng 2-3 ngày tới mới về tới ĐBSCL.
Trong khi đó, nhiều tỉnh tại ĐBSCL đã bị ngập lũ, lúa hè thu và thu đông đang chìm trong nước (chủ yếu ngoài đê bao). Nhưng đợt nước lũ hiện nay cũng chỉ là do mưa từ thượng nguồn đổ về kết hợp với kỳ triều cường dâng cao.
Theo tính toán, do lũ thượng nguồn đổ về, trong 2-3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. Đến ngày 8-8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,35m; trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,75m. Trong 10 ngày tiếp theo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và đạt mức cao nhất vào ngày 13-8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có thể lên tới 3,7m; trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc lên mức 3,1m sau đó biến đổi chậm.
Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai và đại diện Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN-PTNT), mức nước lũ trên dưới báo động 2 nên sẽ không ảnh hưởng nhiều bởi hiện nay các đê chắn lũ ở ĐBSCL đã được tôn cao, đủ sức chống chịu lũ báo động 2. Do đó, chỉ các khu vực nằm ngoài đê bao mới bị ảnh hưởng. Thời điểm hiện tại, lũ trên sông Cửu Long vẫn đang ở báo động 1, tại tỉnh Đồng Tháp có 66.197ha lúa đang chín (dự kiến thu hoạch hoàn toàn trong 5 - 20 ngày tới) nhưng do nằm trong đê bao nên không bị ảnh hưởng. Tỉnh An Giang dù có 172.299ha lúa chưa thu hoạch nhưng chỉ có 2.300ha lúa nằm ngoài đê bao, đang thiệt hại nên Bộ NN-PTNT đề nghị hướng dẫn bà con khẩn trương gặt chạy lũ theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”. Dự kiến đến ngày 30-8, cơ bản thu hoạch dứt điểm diện tích lúa hè thu tại An Giang. Do đó, tùy theo mực nước lũ lên báo động 1-2 nhanh hay chậm sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ít hay nhiều.
Gia cố đê bao
Theo ông Trần Bá Hoằng, Viện trưởng Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, sau khi vỡ đập thủy điện tại Lào, một số nước cũng xả hồ chứa để giảm lũ khiến nước về ĐBSCL tăng lên nhanh chóng (vượt dự tính, trong khi ban đầu chỉ dự tính nước lũ thủy điện kết hợp lũ do mưa ở thượng nguồn tiếp diễn và kỳ triều cường). Theo dự báo kịch bản mới, đỉnh lũ sẽ đạt 3,4 - 3,6m. Lũ chính vụ sẽ vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 với đỉnh lũ dự báo 3,4 - 3,9m. Do vậy, nên cảnh báo các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Long An khi lũ lên cao, hệ thống đê bao lửng có thể tràn hoặc vỡ. Những diện tích trong đê bao cần phải giám sát, theo dõi, gia cố kịp thời những khu vực xung yếu.
Đáng lo ngại hơn là hiện nay, sau khi chúng ta đầu tư nâng cấp, tôn cao đê bao tại ĐBSCL thì do tác động của nước lũ, tình trạng sạt lở diễn ra nhiều nơi. Vì vậy, ông Trần Bá Hoằng đề nghị tại các khu vực bị sạt lở trước tác động của nước lũ tràn về, cần chủ động di dời người dân đến nơi an toàn. Ông Nguyễn Trường Sơn và đại diện Tổng cục Thủy lợi cũng đồng tình rằng khi đê bao làm càng cao thì lũ trên sông càng cao, sạt lở sẽ càng gia tăng vì lũ không còn tràn ra nội đồng như trước đây nữa. Tại các khu vực sạt lở, càng có nguy cơ uy hiếp đến tính mạng, tài sản của người dân vùng ĐBSCL.
Để chủ động ứng phó với mực nước đang lên, ông Hoàng Hiệp, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ; thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông và chủ đầu tư các công trình trên và ven sông, kênh, rạch để chủ động các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh kế hoạch sản xuất; cảnh báo và di dời người dân tại khu vực bờ sông, kênh, rạch có nguy cơ xảy ra sạt lở đến nơi an toàn; tổ chức các điểm giữ trẻ tập trung và tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đến các điểm giữ trẻ để đảm bảo an toàn, tránh đuối nước; đôn đốc xử lý khẩn cấp các sự cố sạt lở bờ sông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ… Ngoài ra, theo ông Hiệp, các địa phương cần chủ động thu hoạch sớm diện tích lúa hè thu, nhất là đối với những khu vực thấp, trũng không có đê bao, bờ bao bảo vệ; chỉ đạo việc kiểm tra những khu vực bờ sông, kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và các khu vực xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm dòng dẫn thoát lũ, để tổ chức cảnh báo và di dời dân đến nơi an toàn. Tổng cục Thủy sản cũng khuyến nghị, ở miền Nam thiên tai ít vào nên người dân nhiều nơi còn chủ quan, do đó cần tăng cường tuyên truyền, thông báo qua phát thanh, truyền hình để người dân nắm được thông tin.
Trước nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang đề nghị các địa phương cần theo dõi sát diễn biến, tình hình thời tiết, nhằm có biện pháp, phương án ứng phó kịp thời, hiệu quả, đảm bảo sản xuất, tài sản và tính mạng của người dân Đồng Tháp, Long An. Tại huyện Tân Hưng (Long An) đã có 480ha lúa đang bị ngập và trên 9.000ha nguy cơ bị ngập sâu nếu mực nước tiếp tục tăng 20-50cm. Trong khi đó, huyện Vĩnh Hưng có khoảng 10.000ha lúa vùng trũng thấp, nước vào chân ruộng, nông dân chủ động gia cố đê bao, bơm rút nước bảo vệ lúa. Ngoài ra, có 56 ô đê bao khoảng 3.000ha, nếu mực nước tăng 20-40cm sẽ phải tập trung phòng, chống lũ để bảo vệ lúa. |
Theo NHÓM PV/SGGP
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接