Nằm trong chuỗi sự kiện tại Hội chợ Du lịch quốc tế 2019,ỨngphócủangànhDulịchtrướclànsóngCáchmạlich bong da vn hom nay Hội thảo Du lịch Việt Nam với CMCN 4.0 đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều đại biểu đến từ các DN trong lĩnh vực du lịch cũng như công nghệ.
Du lịch trực tuyến đang ngày càng phát triển Ngày du lịch trực tuyến lần đầu tiên tại Việt Nam (HQ Online)- Ngày 5/7, tại TP.HCM, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) phối hợp với Tổng cục Du lịch và Cục Thương ...
Ra mắt sàn giao dịch du lịch trực tuyến đầu tiên (HQ Online)- Chiều 11-4, sàn giao dịch, cổng thông tin du lịch trực tuyến Tripi (www.tripi.vn) đã chính thức ra mắt tại Hà Nội trước ...
Nói về việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực du lịch, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hội chợ Du lịch Việt Nam, VITM Hà Nội 2019, hiện có nhiều DN công nghệ thông tin ứng dụng dịch vụ của ngành Du lịch trên các sàn thương mại điện tử toàn cầu như: Alibaba, Amazon, booking...
Theo thống kê, tại Barcelona, nền tảng ứng dụng di động gắn liền với CN 4.0 ở rất nhiều ngành nghề, riêng ngành gọi xe trực tuyến có tỷ trọng 3 tỷ USD, Social Media 31 tỷ USD, du lịch trực tuyến là 600 tỷ USD. Mobile Travel là 200 tỷ USD... Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay các sàn thương mại điện tử hầu như để hổng lĩnh vực này.
“Trong 3 năm qua, ngành Du lịch Việt Nam có mức tăng trưởng kỷ lục. Nhưng tốc độ này chỉ là nhất thời, nếu không thay đổi thì sẽ không thể giữ được kỷ lục đó. Chỉ có ứng dụng công nghệ mới giúp chúng ta duy trì sự phát triển nhanh như vừa qua và ngành Du lịch cần trở thành ngành tiên phong trong cuộc CMCN 4.0”, ông Vũ Thế Bình nói.
Nhìn vào thực tế việc ứng dụng CMCN 4.0 trong ngành Du lịch ông Bình phân tích, Việt Nam hiện chỉ có khoảng hơn 10 sàn giao dịch điện tử về du lịch, chiếm khoảng 20% các sàn giao dịch dịch vụ, còn lại toàn bộ đều là sàn giao dịch điện tử nước ngoài.
Do vậy, để tiếp cận CMCN 4.0, ngành Du lịch cần nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên các chương trình chiến lược phù hợp và trên cơ sở đó ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, tạo môi trường hệ sinh thái du lịch thông minh.
Về phía DN, nói về xu thế ứng dụng của CMCN 4.0 trong kinh doanh lữ hành, ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Toàn Dũng Media nhấn manhh, các DN cần đẩy mạnh phát triển công nghệ thực tế ảo (VR) vào hoạt động du lịch.
Về cơ bản, đưa VR vào thực tiễn sẽ giúp tái hiện không gian không có thực hoặc những thứ không có thực, qua đó, mang đến cho du khách trải nghiệm khó quên trong mỗi chuyến đi.
Ông Dũng cũng chỉ ra rằng việc sử dụng công nghệ thế giới ảo tại Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đồng bộ tại nhiều địa danh. Bên cạnh đó, chất lượng ở các nơi chưa thực sự đồng đều. Bên cạnh đó, các nền tảng thực tế ảo mới đang dừng lại ở việc tua ảnh 360, chưa ứng dụng nhiều nền tảng 3D.
Còn ý kiến của ông Bùi Quang Doanh, Giám đốc Maketing Công ty giải pháp kết nối du lịch Việt Nam cho biết, hiện tại, các DN du lịch rất nhanh nhạy đối với việc ứng dụng CMCN 4.0. Tuy nhiên, những DN du lịch vừa và nhỏ thì không có đủ nguồn lực để tận dụng tối ưu công nghệ đó. Bởi vì để phát triển một phần mềm thì tốn rất nhiều kinh phí, không phải DN nào cũng có khả năng chi trả.
Cũng theo ông Dũng, ngày nay, chiếc smartphone gần như đã trở thành vật bất ly thân trong các chuyến du lịch, đặc biệt với các bạn trẻ. Nắm bắt xu thế này, các DN về nền tảng lữ hành trên điện thoại ở Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển để hoàn thiện, qua đó đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.
Nhiều công ty công nghệ hiện nay đã và đang xây dựng hệ thống khảo sát giá. Hệ thống này sẽ giúp so sánh giá từ 3- 6 tháng trước so với hiện tại.
“Ngoài ra, những vấn đề về dịch vụ trực tuyến trên nền tảng di động như đặt phòng, đặt vé máy bay hay đặt xe cũng được đem ra thảo luận và dần trở thành xu hướng du lịch trong thời gian tới”, ông Dũng nêu.
Tại Hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, CMCN 4.0 đã tạo ra những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo, có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động trong ngành Du lịch. Nó giúp cho ngành Du lịch tạo ra nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, kích thích sự tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững. Ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ cho phép giảm chi phí thời gian, nhân lực lao động, chi phí sản xuất, đồng thời giảm giá thành các dịch vụ du lịch.
Vậy nên, để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, không chỉ đòi hỏi sự vận động, nhạy bén của các đơn vị kinh doanh du lịch, ngay các cơ sở đào tạo cũng phải có những bước đổi mới phù hợp trong việc xây dựng lại chương trình đào tạo, ứng dụng công nghệ mới, gắn đào tạo với doanh nghiệp và nhu cầu xã hội.
Quan điểm của ông Vũ Thế Bình cho rằng, du lịch trong CMCN 4.0 cũng cần được phát triển một cách thông minh với sự hỗ trợ của công nghệ số. Sự thông minh thể hiện ở chỗ phải tính toán được lợi hại của các dịch vụ, tuyên truyền sâu rộng cho các cơ sở kinh doanh lữ hành cũng như người dân thấy lợi ích của dịch vụ chất lượng cao cũng như thiệt hại của việc làm ăn “chụp giật” khiến du khách không muốn quay trở lại.
顶: 9877踩: 64
【lich bong da vn hom nay】Ứng phó của ngành Du lịch trước làn sóng Cách mạng 4.0?
人参与 | 时间:2025-01-11 06:35:53
相关文章
- iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt
- Vì sao hàng trăm hãng thời trang lớn đồng loạt gửi thư tới Tổng thống Trump
- Bác sỹ cảnh báo: Không nên bôi kem đánh răng vào vết bỏng
- Liên danh 3 nhà thầu trúng gói nâng cấp hạ tầng hơn 41 tỷ
- Đất đá sạt lở chắn ngang quốc lộ ở Quảng Bình
- Thu hồi món tráng miệng socola mâm xôi vì có thể nhiễm vi rút gây tiêu chảy
- Tiêu hủy số lượng lớn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc
- Nguy hiểm khôn lường từ hương vị thuốc lá điện tử mang lại
- Tài xế bán tải chạy lấn làn đường xe máy, 'làm xiếc' trên cầu
- Sữa rửa mặt hạt nghệ ngừa mụn Thorakao bị thu hồi và tiêu hủy
评论专区