当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【cúp c1, c2, c3 là gì】Đại Thành phát triển kinh tế vườn

Thời gian qua,ĐạiThnhphttriểnkinhtếvườcúp c1, c2, c3 là gì xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, luôn duy trì và tìm hướng phát triển mới cho lĩnh vực kinh tế vườn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân địa phương.

Cán bộ chuyên môn thường xuyên thăm vườn và hướng dẫn kỹ thuật để nhà vườn xã Đại Thành yên tâm sản xuất.

Theo ông Cao Chí Công, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thành, nhà vườn của xã đã cơ bản khống chế bệnh vàng lá gân xanh trên cây cam sành. Nhờ vậy mà góp phần giúp cho diện tích trồng cây ăn trái của địa phương luôn được giữ vững và mở rộng, với diện tích hiện có 1.970ha. Đáng nói là từ khi kinh tế vườn khởi sắc, các mặt hàng nông sản càng trở nên đa dạng, giải quyết tốt việc làm cho lao động nông thôn, kéo theo thu nhập bình quân đầu người nâng cao, ước trên 33 triệu đồng/năm, góp phần giữ vững các tiêu chí nông thôn mới của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đực, ở ấp Mái Dầm, xã Đại Thành, chia sẻ: Từ khi địa phương xây dựng thành công xã NTM vào cuối năm 2013 thì bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ nét. Nổi bật là ý thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của người dân ngày càng nâng cao, nhất là việc chuyển đổi từ đất vườn tạp, đất ruộng sang trồng cây ăn trái. Tuy nhiên, kể từ khi phong trào chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng cây có múi diễn ra mạnh mẽ đã gián tiếp khiến cho bệnh vàng lá gân xanh bùng phát mạnh trên cây cam sành, làm ảnh hưởng đáng kể đến nguồn thu nhập của nhiều nông hộ.

“Vào năm 2014, 2ha cam sành 6 năm tuổi của gia đình tôi bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh khá nặng, ước tỷ lệ cây bị bệnh trong vườn khoảng 40%, khiến năng suất sụt giảm nghiêm trọng. Khi ấy, một mặt tôi đốn bỏ cây bị bệnh nặng, tránh lây lan, mặt khác sử dụng các thuốc nông dược để phòng ngừa, giúp cây phát triển, kháng bệnh nên vườn cam mới được duy trì cho đến nay. Bây giờ, mỗi đợt thu hoạch khoảng 2 tấn trái, bán cam xô với giá 17.000 đồng/kg, tính ra khoản lợi nhuận thu về hơn 100 triệu đồng/năm”, ông Đực chia sẻ thêm.

Bên cạnh các loại cây có múi, người dân xã Đại Thành cũng đang “ăn nên làm ra” từ những vườn trái cây ăn trái có giá trị kinh tế khác như: xoài Đài Loan, mãng cầu xiêm. Hơn 4 năm trồng mãng cầu xiêm, ông Nguyễn Văn Nhâm, ở ấp Cái Côn, xã Đại Thành, cho biết: “Mãng cầu xiêm đúng là cây trồng lý tưởng, chi phí đầu tư thấp, năng suất cao, chưa kể giá cả xuất bán cũng hấp dẫn. Cho nên, sau 3 năm chăm sóc, 400 gốc mãng cầu trồng trên diện tích 0,5ha đã cho sản lượng khoảng 10 tấn trái trong năm thu hoạch đầu tiên. Năm ngoái, có lúc tôi cân cho thương lái với giá 38.000 đồng/kg nên lợi nhuận mang về khoảng 200 triệu đồng”.

Theo ông Nhâm, để đạt năng suất kể trên, ngoài việc ông áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác bài bản như tự thụ phấn hoa, bón phân cân đối thì nhờ đất mới lên liếp nên cây phát triển tốt, ít sâu, bệnh tấn công. Chưa kể là trong năm 2016 vừa qua, ông Nhâm còn thuê hơn 2.000m2 đất của người dân địa phương đã trồng sẵn 200 cây mãng cầu xiêm trong vườn nhằm tạo thêm lợi nhuận cho gia đình trong thời gian tới.

Ông Cao Chí Công, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Thành, nhấn mạnh: Với vị trí địa lý, cùng điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thuận tiện là những yếu tố quan trọng giúp cho lĩnh vực kinh tế vườn của địa phương phát triển, từng bước xóa bỏ hoàn toàn diện tích canh tác lúa kém hiệu quả. Do đó tới đây, địa phương sẽ thường xuyên mở các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc, sản xuất ra những sản phẩm sạch, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, lồng ghép thực hiện với Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2016 và định hướng đến năm 2020. Song song đó, địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi, cũng như khuyến khích các công ty, doanh nghiệp đến địa bàn xã thành lập các vựa thu mua nông sản góp phần ổn định đầu ra, phát triển kinh tế gia đình cho người dân.

Bài, ảnh: CHÍ CÔNG

分享到: