VHO - Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam- bức tranh “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn ngày hôm nay đã được giới mỹ thuật và công chúng nhiều lần nhắc tới. Nhà giáo Nguyễn Minh Thuý - nguyên mẫu trong tác phẩm vừa qua đời tại Hà Nội,ênmẫutrongtranhbảovậtquốcgiaEmThúyquađờxem tỷ số la liga hưởng thọ 90 tuổi.
Bức tranh “Em Thúy” của danh họa Trần Văn Cẩn hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Nhiều năm qua, “Em Thúy” thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước tới Bảo tàng để được chiêm ngưỡng và lắng nghe những câu chuyện về quá trình danh họa Trần Văn Cẩn sáng tác bức tranh, cũng như về hình ảnh trong sáng của nguyên mẫu trong tranh.
Bà Thúy là cháu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910-1994), một trong bộ tứ danh họa Trí - Vân - Lân - Cẩn. Bức sơn dầu “Em Thúy” (kích thước 60cmx45cm) khắc họa chân dung một cô bé có mái tóc ngắn, nét mặt thơ ngây, ngồi khép nép trên chiếc ghế mây, gương mặt hướng về phía trước với đôi mắt mở to tròn.
Bằng con mắt xanh của một họa sĩ, danh họa Trần Văn Cẩn đã sớm nhận ra khuôn mặt thiên thần của cô cháu gái nhỏ và đề nghị cháu gái làm mẫu cho ông vẽ. Bức tranh “Em Thuý” được ra đời vào năm 1943, khi ấy, nhân vật trong tranh mới lên 8 tuổi.
Tác phẩm lần đầu được giới thiệu tại triển lãm FARTA (Hội Nghệ thuật An Nam) ở Hà Nội năm 1943. Bức tranh sau đó giúp danh họa Trần Văn Cẩn đoạt giải Nhất tại triển lãm của Hội Khai Trí Tiến Đức (AFIMA), cùng tác phẩm “Gội đầu.”
Bức sơn dầu "Em Thúy" được xem là kiệt tác nghệ thuật, một trong những tranh chân dung xuất sắc của hội họa hiện đại nước nhà. Tác phẩm được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2013.
Năm 2003, nhạc sĩ người Anh Paul Zetter đã viết bản “Little Thuy Minuet” (Điệu minuet cho em Thúy) sau khi ngắm nhìn bức tranh. Ông bị mê hoặc bởi “như nhìn thấy tuổi thơ của mình, thấy những xáo động nội tâm đến rơi nước mắt bởi sự mộc mạc, giản dị tuyệt đối của bức tranh.”
Nhạc sĩ cũng chính là người đã giúp mời chuyên gia phục chế người Australia - bà Caroline Fry phục chế bức tranh này vào năm 2004, khi tác phẩm bị xuống cấp bởi tác động của thời gian, thời tiết.
Họa sĩ Trần Văn Cẩn sử dụng bố cục điển hình phong cách châu Âu đầu thế kỷ 20. Tác phẩm được công nhận Bảo vật Quốc gia bởi là sáng tạo độc bản và được các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, mỹ thuật đánh giá cao.
Tranh mang phong cách riêng biệt của Trần Văn Cẩn, kế thừa tạo hình phương Tây, hòa quyện tinh thần phương Đông. Với chất liệu sơn dầu, tác phẩm tiêu biểu cho nghệ thuật tả thực, cũng như thể loại tranh chân dung Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ 20. Thông qua “Em Thúy,” tác phẩm góp phần phản ánh hình ảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Sinh thời, nhà giáo Nguyễn Minh Thúy từng cho biết, bức tranh được danh hoạ Trần Văn Cẩn vẽ vào một ngày vào đầu thu, trong căn phòng của họa sĩ trên phố Hàng Cót. Thời điểm ấy, bà mặc chiếc áo lụa Hà Đông màu phớt hồng, ngồi trên ghế mây, hướng đôi mắt trong veo nhìn ra ngoài khung cửa sổ. Nơi ấy có cây bàng già. Gió thổi lá bàng dập dềnh như những cánh bướm. Thế giới trẻ thơ vốn giàu trí tưởng tượng, cảnh sắc đất trời vào thu qua ô cửa sổ lại càng làm cô bé Thuý thích thú và mơ mộng. Bà Thuý còn nhớ rõ, họa sĩ Trần Văn Cẩn miệt mài, say sưa vẽ, xung quanh toàn là toan giấy và những bảng màu.
Sau này do chiến tranh, gia đình đi sơ tán nên tác phẩm bị thất lạc. Năm 1964, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại tranh từ gia đình nhiếp ảnh gia Đỗ Huân.
Là chị gái cả trong một gia đình công chức có 4 chị em ở 23 phố Hàng Cót, Hà Nội, bà Minh Thúy được nuôi dưỡng trong môi trường nền nếp. Sau này, bà dạy nữ công gia chánh tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội cho đến khi về hưu. Tuổi già, bà sống cùng gia đình người con trai cả tại Thanh Xuân, Hà Nội.
Nguyên mẫu của bức tranh dù không còn nữa nhưng “Em Thúy” vẫn luôn là hình ảnh có sức sống vĩnh cửu trong nền mỹ thuật Việt Nam.