游客发表

【tỉ lệ anh】Xuất khẩu cà phê trước cơ hội phá kỷ lục

发帖时间:2025-01-25 14:49:59

Khai thác thị trường tiềm năng gia tăng dư địa xuất khẩu cà phê Xuất khẩu cà phê sang thị trường Hà Lan tăng mạnh 4 nhóm hàng chủ lực chiếm 52% kim ngạch xuất khẩu cả nước Xuất khẩu cà phê có thể vượt mức 4 tỷ USD
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua của Việt Nam. 	Ảnh: ST
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua của Việt Nam. Ảnh: ST

Có khả năng vượt 4 tỷ USD

Với kết quả đạt được, có khả năng năm 2023 sẽ là năm tiếp theo Việt Nam đạt mức kim ngạch 4 tỷ USD xuất khẩu cà phê (sau khi ghi nhận kỷ lục 4 tỷ USD vào năm 2022).

Phân tích rõ hơn có thể thấy, mặc dù lượng xuất khẩu cà phê giảm trong nửa đầu năm 2023 nhưng do nhiều tháng qua giá cà phê Robusta thế giới ghi nhận xu hướng tăng liên tục, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương. Trong đó, riêng tháng 6/2023, Việt Nam xuất khẩu 150.00 tấn cà phê với trị giá đạt 392 triệu USD, tăng lần lượt 9,1% về lượng và 24,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Sự chênh lệch giá giữa cà phê Arabica và Robusta trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế, khiến người dân có xu hướng chuyển từ tiêu dùng Arabica sang Robusta để giảm thiểu chi phí nhưng vẫn có thể sử dụng cà phê. Bên cạnh đó, nguồn cung từ các quốc gia xuất khẩu lớn khác như Brazil và Indonesia đang có dấu hiệu thu hẹp lại, giúp Việt Nam có cơ hội mở rộng thị phần xuất khẩu. Theo dự báo của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), Việt Nam sẽ tiếp tục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2023-2033.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), hiện giá cà phê trong nước và quốc tế đang ở mức cao so với nhiều năm trở lại đây, tạo cơ hội để Việt Nam có thể duy trì mức kim ngạch xuất khẩu cà phê trên 4 tỷ USD, kỷ lục được thiết lập vào năm 2022. Trong tháng 5/2023, giá cà phê thế giới biến động tăng mạnh do nguồn cung Robusta tại các nước sản xuất hàng đầu ở mức thấp. Giá cà phê Robusta giao tháng 7/2023 tại thị trường London (Anh) tăng 148 USD/tấn, lên mức 2.557 USD/tấn. Cùng với đó, giá cà phê xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.295 USD/tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, trong các tháng cuối năm, giá trị xuất khẩu sẽ còn cao hơn nữa khi các hợp đồng theo giá mới được giao. Giá cà phê tăng liên tục là do cung không đủ cầu. Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện. Ngoài ra, ưu thế giá thành rẻ hơn so với cà phê Arabica cũng mở ra lợi thế cạnh tranh cho cà phê Robusta của Việt Nam trong bối cảnh gia tăng lo ngại về suy thoái kinh tế trên thế giới. Đây cũng là nhân tố quan trọng tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu cà phê tại Việt Nam trong thời gian tới.

Rào cản mới

Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn trong việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê trong năm 2023 của Việt Nam không chỉ dừng lại ở thách thức về nguồn cung mà còn là vấn đề về chất lượng cũng như nguồn gốc cà phê. Bởi xu hướng giá cà phê tăng như hiện nay có thể dẫn đến hiện tượng người dân mở rộng vùng trồng. Cụ thể, vào cuối năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) đã ra sắc lệnh nghiêm cấm nhập khẩu cà phê có liên quan đến nạn chặt phá rừng đã gây ra những lo ngại về lượng cà phê Việt Nam có thể xuất sang thị trường này và đặt ra bài toán về việc phát triển cà phê một cách bền vững hơn. Quy định mới của châu Âu không chỉ đưa đến yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với hàng cà phê xuất khẩu mà còn là một nhân tố có thể thúc đẩy sự phát triển theo hướng bền vững hơn của ngành cà phê khi không chỉ tập trung vào việc mở rộng diện tích để tăng sản lượng mà cần chú ý hơn đến vấn đề năng suất.

Đồng thời, việc EU siết chặt quy định dư lượng thuốc trừ sâu đối với các loại hạt, trong đó có cà phê là 0,1 mg/kg cũng là một khó khăn, đòi hỏi nông dân phải điều chỉnh phương thức sản xuất để có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn mới phục vụ hoạt động xuất khẩu.

Theo VICOFA, EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của cà phê Việt Nam khi khoảng 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của Việt Nam. Doanh nghiệp mua cà phê Việt Nam hầu hết là các tập đoàn lớn như Nestle, JDE, Newman, Louis Dreyfus... Vì vậy, để ổn định thị phần xuất khẩu cà phê sang EU, ngành cà phê Việt Nam phải tuân thủ quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR). Trước thực trạng trên, VICOFA cảnh báo, theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm cà phê xuất xứ từ vùng rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 30/12/2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Do đó, lưu ý không trồng trên diện tích đất có rủi ro về nguồn gốc phá rừng vì sẽ ảnh hưởng xấu đến việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tương lai.

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, EUDR yêu cầu 100% một số sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là cà phê vào châu Âu, phải có thông tin định vị (GPS) đến từng vườn, dựa trên đó xác nhận về nguy cơ gây mất rừng bằng các hệ thống giám sát viễn thám. "Các ngành hàng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức để đáp ứng EUDR. Tuy nhiên, thách thức cũng đi cùng với cơ hội và chúng ta phải sẵn sàng tận dụng được cơ hội này", ông Tuấn nhận định.

    热门排行

    友情链接