您的当前位置:首页 > La liga > 【xem kết quả giải vô địch tây ban nha】Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện 正文

【xem kết quả giải vô địch tây ban nha】Giải ngân vốn đầu tư công chậm: Chủ yếu do khâu tổ chức thực hiện

时间:2025-01-11 21:09:09 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Trung tâm Văn hóa xứ Đông là công trình trọng điểm của tỉnh Hải Dương đang được tập trung đầu tư xây xem kết quả giải vô địch tây ban nha

von

Trung tâm Văn hóa xứ Đông là công trình trọng điểm của tỉnh Hải Dương đang được tập trung đầu tư xây dựng.

* PV: Giải ngân vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước 8 tháng năm 2019 mới đạt hơn 41% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao,ảingânvốnđầutưcôngchậmChủyếudokhâutổchứcthựchiệxem kết quả giải vô địch tây ban nha thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến cho rằng, cần phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, bởi thúc đẩy giải ngân sẽ đồng nghĩa với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?

- Ông Lê Tuấn Anh: Kết quả giải ngân vốn đầu tư công 8 tháng năm 2019 thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này đã được các bộ, ngành, địa phương đánh giá, báo cáo và Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo.

Giải ngân chậm so với kế hoạch sẽ tác động tới nền kinh tế. Bởi theo kế hoạch thực hiện cũng như kế hoạch huy động nguồn lực, nếu không đạt sẽ tác động kép tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất, xây lắp.

anh
Ông Lê Tuấn Anh

Ngoài ra, phải nhìn nhận rằng, việc huy động nguồn lực thông qua phát hành trái phiếu, chúng ta còn có chức năng đảm bảo thị trường vốn phát triển ổn định. Với trách nhiệm của cơ quan tài chính, Bộ Tài chính trên cơ sở kế hoạch được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao trong năm đã cố gắng điều hành kế hoạch phát hành một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả nhất của đồng vốn huy động về. Bộ Tài chính đã rất linh hoạt trong huy động, đảm bảo nguồn lực huy động về được sử dụng một cách hiệu quả nhất.

* PV: Có một nghịch lý diễn ra trong nhiều năm gần đây là, những năm trước các bộ, ngành, địa phương khát vốn, luôn mong có vốn để đầu tư, nhưng nay thì ngược lại, có tiền mà không tiêu được. Ông nhận định về điều này như thế nào?

- Ông Lê Tuấn Anh: Đúng vậy, thực tiễn một vài năm gần đây xảy ra tình huống vốn chờ công trình; cơ quan tài chính luôn sẵn sàng đảm bảo vốn tại các kho bạc nhà nước, khi có khối lượng hoàn thành, đảm bảo sẽ được thanh toán ngay. Tuy nhiên, nhiều dự án chậm triển khai, chậm giải ngân. Có thể ví dụ như dự án được cử tri và Quốc hội quan tâm là Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Dự án này, Quốc hội đã thông qua nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, vốn đã được bố trí cho kế hoạch trong các năm 2018 - 2019 nhưng tiến độ thực hiện đến nay mới tập trung chủ yếu chi phí cho công tác tư vấn, còn chi phí thực tiễn cho giải phóng mặt bằng đang rất hạn chế.

Theo tiến độ chung mà Chính phủ quyết tâm và UBND tỉnh Đồng Nai là đơn vị được giao thực hiện dự án, cuối năm 2020 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng để có thể khởi công vào năm 2021 và hoàn thành vào năm 2025. Đến nay, cơ bản đang tập trung vào công tác tư vấn, kiểm đếm, đo đạc, lên các phương án đền bù giải phóng mặt bằng. Theo đăng ký tiến độ dự án, giữa năm 2020 sẽ thực hiện đồng loạt công tác giải phóng mặt bằng để năm 2021 giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án nhà ga sân bay.

* PV: Có thể nói, có vốn mà không giải ngân được là có lỗi với dân. Theo ông, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chậm giải ngân có phải là nguyên nhân quan trọng nhất hay không?

- Ông Lê Tuấn Anh:Để dự án đầu tư giải ngân thì phải có khối lượng thực hiện được nghiệm thu theo quy định của pháp luật. Khi dự án chưa giải ngân được, đồng nghĩa với việc khối lượng chưa được thực hiện hoặc đã thực hiện nhưng chưa được chủ đầu tư, nhà thầu, cấp có thẩm quyền phê duyệt để lên hồ sơ thanh toán, đưa ra kho bạc theo đúng quy định.

Thực tế như đề cập không có nghĩa là vốn ứ, vốn dồn riêng cho 1 dự án mà trong quản lý ngân sách là trên cơ sở tổng thể, chúng tôi quản lý tập trung vốn trên toàn hệ thống. Về phía Bộ Tài chính, công trình ở địa phương nào khi có khối lượng, chúng tôi đảm bảo có thể giải ngân được ngay nếu đúng, đủ hồ sơ theo quy định.

Cơ quan tài chính, trên cơ sở kế hoạch được Quốc hội thông qua có trách nhiệm huy động đầy đủ nguồn lực theo đúng kế hoạch để đảm bảo yêu cầu giải ngân. Căn cứ trên kết quả thực hiện và điều hành tổng thể ngân sách nói chung, sẽ có kế hoạch huy động nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu để đảm bảo nhu cầu. Kế hoạch huy động này thực hiện linh hoạt, hài hòa để đảm bảo hiệu quả cao nhất, cũng như phải đảm bảo tính sẵn sàng của nguồn vốn khi có nhu cầu các dự án phát sinh phải xử lý được ngay. Đứng trên góc độ huy động nguồn lực, cơ quan tài chính luôn đáp ứng đầy đủ. Bởi nếu trong bối cảnh thuận lợi mà không huy động, đảm bảo cho quý sau, thì khi thị trường xấu đi giá huy động sẽ cao hơn dẫn tới tổng thể chi phí cao hơn.

Tuy nhiên, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, dù chính sách có hoàn thiện, sửa đổi, tháo gỡ vướng mắc đến đâu nhưng khâu tổ chức thực hiện, con người thực hiện không đồng bộ thì kết quả cuối cùng cũng không như mong đợi. Thực tiễn trong quá trình kiểm tra cho thấy, đối với các địa phương có đồng chí bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh quyết liệt chỉ đạo các giám đốc sở, ban quản lý dự án thì kết quả giải ngân rất tốt. Ví dụ như tỉnh Hải Dương là một trong những địa phương thể hiện rõ sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành và kết quả giải ngân đạt cao hơn so với mặt bằng chung cả nước.

* PV: Xin cảm ơn ông!

Minh Anh (thực hiện)