当前位置:首页 > La liga

【kq vdqg na uy】Bước phát triển ngoạn mục

Vào những ngày lịch sử này,ướcphttriểnngoạnmụkq vdqg na uy có dịp về thăm quê hương Hậu Giang, ai cũng đều cảm nhận được sự “thay da, đổi thịt” từng ngày của vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Đặc biệt là bức tranh sáng của ngành giáo dục với hệ thống trường lớp khang trang, hiện đại, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao.

Vượt khó

Ông Nguyễn Mạnh Cử, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh (nguyên Hiệu trưởng Trường Bổ túc văn hóa công nông cấp 3 Hậu Giang năm 1989), người đã có hơn 41 năm gắn bó với ngành giáo dục và đào tạo, nhớ lại: “Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, năm 1975, ngành giáo dục đã tiếp quản cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, nghèo nàn, lạc hậu. Ngành giáo dục khi đó gặp vô vàn khó khăn, trở ngại. Chúng tôi phải vừa dạy, vừa lo tăng gia sản xuất, vừa lo củng cố đào tạo cấp tốc giáo viên mẫu giáo, phổ thông, bổ túc văn hóa đáp ứng nhu cầu trước mắt của năm học mới… Khó khăn nhất khi đó là dụng cụ học tập thiếu thốn. Đặc biệt là ở các xã vùng sâu, để có phương tiện học tập, người học dùng chõng tre, cánh cửa làm bàn; bảng viết là tường, cánh cửa, tấm phản dựng lên; phấn là gạch non, đất sét, than củi; lá chuối khô, mo cau thay giấy. Đó là những kỷ niệm khó quên của tôi những năm đầu sau ngày giải phóng miền Nam. Khó khăn vất vả rất nhiều, nhưng được cái các em học sinh chịu học lắm. Chính điều đó là động lực để các nhà giáo như chúng tôi tiếp tục phấn đấu đưa con chữ đến cho mọi người”.

Cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư khang trang, hiện đại là động lực giúp ngành giáo dục nâng cao chất lượng.

Được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước, sự góp sức của toàn xã hội, 41 năm qua, ngành giáo dục và đào tạo đã có bước phát triển vượt bậc. Đặc biệt là năm 2004, sau khi tỉnh Hậu Giang được thành lập, hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh ta tuy đã có bước phát triển so với trước, nhưng nhìn chung, mạng lưới trường, lớp, cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học còn thiếu và tương đối nghèo nàn, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao… Để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chọn 2 năm: 2006 và 2013 là năm tập trung đầu tư cho giáo dục. Nhờ vậy mà từ 260 trường từ mầm non đến THPT (năm 2004) thì đến nay toàn tỉnh đã có 338 trường (tăng 78 trường so với năm 2004). Có 142 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ hơn 42%, 1 trường cao đẳng, 2 trường trung cấp nghề, 1 trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh (trực thuộc Bộ Tư pháp) và Trường Đại học Võ Trường Toản. Đặc biệt, xóa trắng xã, phường không có trường mầm non, mẫu giáo.

Sự phát triển ngoạn mục đó đã được mọi người công nhận, bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, người dân ở ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh, Huyện Phụng Hiệp, bộc bạch: “Hồi đó khó khăn, tôi đâu được học hành nhiều. Đặc biệt, không ai có khái niệm đi học mẫu giáo là gì. Nhưng giờ đây trường lớp được xây dựng khang trang, con cái học hành được giảng dạy bài bản từ mầm non đến hết cấp 3 luôn. Tôi thấy giáo dục được quan tâm thật sự nên mừng lắm”. Ông Bùi Văn Dũng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang, đã từng khẳng định: Ngành giáo dục và đào tạo Hậu Giang đi lên như ngày nay là nhờ những tấm lòng (tấm lòng của Đảng, của Nhà nước, của nhân dân), tất cả đã chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Đi lên bằng chất lượng

Bên cạnh sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, trường lớp học của các ngành chức năng, điều đáng ghi nhận trong tiến trình phát triển của ngành giáo dục và đào tạo những năm qua là đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên của ngành luôn nỗ lực vượt khó để khẳng định chất lượng giáo dục. Cụ thể như: hiện nay toàn ngành đã có hơn 11.000 người (năm 2004 chỉ hơn 8.630 người). Trong đó, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn chiếm 100% ở các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông (năm 2004 chỉ hơn 79%), có hơn 62,7% giáo viên trên chuẩn vượt 47% so với khi mới thành lập tỉnh. Đặc biệt, có 172 cán bộ quản lý, giáo viên tốt nghiệp thạc sĩ. Sau 5 năm (từ năm 2011 đến nay), toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh có hơn 800 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia, có 69 nhà giáo được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú... Cô Trà Thị Út Cưng, giáo viên Trường Tiểu học Ngô Hữu Hạnh 4, huyện Châu Thành, chia sẻ: “Hoạt động trong ngành giáo dục và đào tạo đã hơn 21 năm, tôi nhận thấy chỉ cần giáo viên có tâm huyết, nhiệt tình trong giảng dạy thì khó khăn nào cũng vượt qua. Theo tôi, việc tích cực học tập và áp dụng các phương pháp dạy học mới, phù hợp sẽ nâng cao được khả năng nhận thức và đam mê học tập của học sinh”. 

Dù cũng còn khó khăn, do là một trong những “vùng trũng” của giáo dục đồng bằng sông Cửu Long, nhưng với thành tích 3 năm liên tục (từ năm 2013 đến năm 2015), ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng cờ thi đua là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong Cụm thi đua vùng VI (khu vực đồng bằng sông Cửu Long), cùng các con số ấn tượng như: 93,6% học sinh đậu tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 vượt gần 2% so với tỷ lệ bình quân của cả nước, được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015… đã ngày càng khẳng định vị thế của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà.

Là nơi hội tụ lực lượng học sinh giỏi nhiều nhất trong tỉnh, 8 năm qua, Trường THPT chuyên Vị Thanh, thành phố Vị Thanh, luôn đi đầu về thành tích dạy tốt, học tốt. Thầy Lưu Văn Lập, Phó Hiệu trưởng trường, cho biết: “Lợi thế của trường là trường chuyên nên việc tuyển học sinh đầu vào hầu hết là học sinh khá, giỏi. Vì thế, mặt bằng kiến thức của các em ở đây tương đối đồng đều. Đó là thuận lợi lớn nhất để trường phát huy hiệu quả thành tích dạy và học các môn chuyên và không chuyên, đào tạo một lực lượng học sinh giỏi cho tỉnh nhà”. Đặc biệt, từ năm học 2013-2014 đến nay, hàng năm trường đều có học sinh đạt giải kỳ thi học sinh giỏi THPT cấp quốc gia”.

41 năm, một chặng đường đầy gian lao và vất vả nhưng bằng sự nỗ lực, ngành giáo dục và đào tạo đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Để phát huy thành quả, trong thời gian tới, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, khẳng định: “Ngành tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện tích cực cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”, đẩy mạnh công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia… tích cực phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, quyết tâm đưa ngành giáo dục và đào tạo tỉnh nhà phát triển nhanh, toàn diện, góp phần tích cực trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho quê hương”.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII đề ra: Giai đoạn 2015-2020, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt 80%, có 200 sinh viên/10.000 người, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông…

 

Bài, ảnh: CAO OANH

分享到: