【đội hình sc freiburg gặp hoffenheim】Triển khai 4G: Công nghệ phải đi kèm chất lượng dịch vụ
时间:2025-01-10 20:41:37 出处:Nhà cái uy tín阅读(143)
Đây là chia sẻ của ông Lê Nam Thắng,ểnkhaiGCôngnghệphảiđikèmchấtlượngdịchvụđội hình sc freiburg gặp hoffenheim Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN bên lề Tọa đàm “Việt Nam tiến lên 4G như thế nào” tổ chức chiều 21/10, tại Hà Nội.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam đang chậm triển khai dịch vụ 4G so với nhiều nước trong khu vực. Quan điểm của ông như thế nào?
Ông Lê Nam Thắng:Công nghệ được nhắc tới nhiều từ năm 2010 chỉ là công nghệ tiền 4G (4G LTE), còn công nghệ 4G theo đúng nghĩa đến tháng 1/2012 mới được Liên minh viễn thông thế giới thông qua tại Đại hội Công nghệ thông tin thế giới. Do đó, những tiêu chuẩn của công nghệ 4G đúng nghĩa (tức 4G LTE Advanced) được công nhận đến nay mới được 3 năm. Ngay cả các thiết bị đầu cuối (điện thoại) hỗ trợ công nghệ này hiện hay được nhắc đến cũng mới chỉ là thiết bị tiền 4G, chứ chưa phải 4G.
Để có thể xem xét việc đưa một dịch vụ di động mới vào thị trường là muộn hay sớm phải căn cứ vào tính phổ biến của công nghệ đó. Theo lý thuyết, để xem công nghệ đó có phổ biến hay không thì tỷ lệ sử dụng công nghệ đó phải nằm trong khoảng 15-20%. Tuy nhiên, hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 7 tỷ thuê bao di động, trong đó, khoảng gần 60% là sử dụng công nghệ 3G, 20-30% sử dụng 2G, còn công nghệ 4G LTE và LTE Advanced hiện chưa đến 10%.
Điểm thứ hai là phải căn cứ vào thị trường, bao gồm cả khả năng chi trả để mua các thiết bị đầu cuối, chi trả cho giá cước và nhu cầu của người dùng. Hiện nay, các thiết bị đầu cuối có thể tương thích với công nghệ đúng chuẩn 4G (4G LTE Advanced) phải là những smartphone (điện thoại thông minh) đời cao và có giá thành không hề rẻ (khoảng tầm 10 triệu trở lên), trong khi đó khả năng chi trả của đại bộ phận người tiêu dùng để đáp ứng tiêu chuẩn này chưa lớn.
Bên cạnh đó, hiện nay nhu cầu của người dùng chủ yếu là nhu cầu giải trí như đọc báo, check mail… thì công nghệ 3G hoàn toàn đáp ứng được, mà chưa cần đến công nghệ 4G.
Các doanh nghiệp viễn thông luôn gây áp lực buộc các cơ quan quản lý phải triển khai nhanh, nhưng đây là bài toán tổng hợp nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là bài toán về công nghệ. Ví dụ kinh điển là công nghệ 3G, thế giới triển khai 3G từ năm 2000 nhưng đến năm 2010 chúng ta mới triển khai nhưng đạt hiệu quả lớn vì khi đó smartphone và máy tính bảng mới phát triển mạnh mẽ.
|
Tôi cho rằng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ căn cứ vào tính phổ biến của công nghệ và nhu cầu của người dùng để quyết định thời điểm triển khai công nghệ 4G cho phù hợp và hiệu quả. Nếu triển khai không đúng thời điểm thì không chỉ lãng phí nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp mà còn là của cả xã hội và người dùng cũng không được hưởng lợi nhiều.
PV: Theo ông, thời điểm nào Việt Nam nên triển khai dịch vụ 4G là phù hợp?
Ông Lê Nam Thắng:Việc lựa chọn thời điểm triển khai dịch vụ 4G là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn. Nếu chúng ta đi chậm một bước, ta sẽ tụt hậu và chúng ta sẽ bị thiệt hại. Nhưng nếu chúng ta đi quá sớm thì chúng ta có thể lỡ mất một nhịp công nghệ, không đón đầu được công nghệ tốt nhất.
Theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch lại thị trường viễn thông thì việc triển khai 4G sẽ được xem xét triển khai từ sau năm 2015 tôi cho là phù hợp. Theo đó, khoảng năm 2016-2017 chúng ta nên triển khai công nghệ 4G, vì khi đó tỷ lệ người dùng sử dụng công nghệ đúng chuẩn 4G (LTE Advanced) sẽ đạt trên 10%, mặt khác giá thành của các thiết bị đầu cuối cũng rẻ hơn nên khả năng chi trả của người dùng sẽ cao hơn.
PV: Để việc triển khai dịch vụ 4G khi đi vào thực tế đạt hiệu quả và đem lại lợi ích cao cho người sử dụng, theo ông cần lưu ý điều gì?
Ông Lê Nam Thắng:Mọi người hay nói đến 4G mới chỉ hay nói đến tốc độ cao, nhưng điểm quan trọng phải là chất lượng của dịch vụ đó. Hiện nay, ngay như chất lượng dịch vụ 3G cũng còn nhiều điều phải bàn, bởi số lượng trạm ít, chưa theo kịp và đáp ứng được tốc độ sử dụng của người tiêu dùng nên chuyện nghẽn mạng, chất lượng mạng không ổn định vẫn thường xuyên xảy ra.
Đối với dịch vụ 4G cũng vậy, nếu triển khai mà chất lượng dịch vụ không tốt, số lượng trạm chưa đáp ứng đủ thì chuyện tắc, nghẽn mạng vẫn sẽ xảy ra. Bởi vậy, việc triển khai dịch vụ 4G phải đi kèm với những cam kết về chất lượng dịch vụ thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được đảm bảo.
PV: Việc triển khai 4G sẽ mang lại những lợi ích kinh tế như thế nào, thưa ông?
Ông Lê Nam Thắng:Theo nhận định của các hãng công nghệ viễn thông trên thế giới, việc triển khai 4G sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia với con số ước tính nếu mật độ băng thông rộng tăng 10% thì GDP có thể tăng thêm 1%.
Còn với những nước chậm phát triển hoặc đang phát triển thì tác động lên GDP sẽ ít hơn vì những ứng dụng trên băng thông rộng chưa phát triển và chưa phục vụ nhiều cho sự phát triển kinh tế như ứng dụng thương mại điện tử, Chính phủ điện tử mà mới phục vụ nhiều cho ứng dụng giao lưu, giải trí là chính…
PV: Xin cảm ơn ông!
4G là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 100MB/s trong khi đang di chuyển và có tốc độ 1GB/s khi người sử dụng cố định. |
Thiện Trần (thực hiện)
上一篇: Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
下一篇: Ngày 3/1: Giá cà phê thế giới tăng cao kỷ lục, hồ tiêu neo ở mức cao
猜你喜欢
- Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- Thu nộp ngân sách 761 tỷ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- SAB tạm ứng cổ tức 35% bằng tiền
- Khơi dậy tiềm năng
- Loạt nhà dân ở TP.HCM bị sụp lún vì robot đào cống thoát nước
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2020
- Cổ phiếu dầu khí không cứu nổi, VN
- Lewandowski bùng nổ tại Barca, 2 trận ghi 8 bàn thắng
- Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai