当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【ket qua shandong】Chứng khoán tuần: Vì sao thị trường thờ ơ với thỏa thuận Mỹ Trung?

CK

VN-Index ngược dòng với thị trường thế giới

VN-Index tăng 0,ứngkhoántuầnVìsaothịtrườngthờơvớithỏathuậnMỹket qua shandong3% hay 2,62 điểm trong tuần qua cũng không phải là diễn biến quá tệ vì ngay đầu tuần thị trường đã phải hứng chịu phiên sụt giảm gần 6 điểm.

Trong khi các thị trường chứng khoán quốc tế có diễn biến tăng tích cực trước thông tin căng thẳng thương mại được hạ nhiệt và không leo thang thêm, thị trường trong nước lại ghi nhận một phiên giảm điểm vào ngày thứ Sáu. Một dạng phản ứng ngược gây bất ngờ và thất vọng, hơn là mức độ thiệt hại mà nó gây ra.

Thực vậy, nếu thống kê thì sàn HSX tuần qua vẫn có 177 cổ phiếu tăng giá và 149 cổ phiếu giảm giá. Nhóm VN30 có 17 cổ phiếu tăng giá và 11 cổ phiếu giảm giá. Ở khía cạnh này thì số nhiều hơn cổ phiếu vẫn có diễn biến giá tích cực. Sàn HNX cũng có 74 cổ phiếu tăng giá và 72 cổ phiếu giảm giá.

Nếu không có sự kiện Mỹ - Trung Quốc thống nhất thỏa thuận giai đoạn 1 thì thị trường vẫn có một tuần tích lũy khá tích cực, cổ phiếu giao dịch cân bằng, VN-Index không giảm thêm mà đi ngang phiên thứ 8 kể từ khi chạm đáy 950 điểm. Đó là điều tốt nhất thị trường có được, sau cả một tháng trời lao dốc liên tục.

Sự thất vọng xuất hiện chính là do mâu thuẫn trong suy nghĩ của nhà đầu tư, khi mong muốn thị trường phải tăng bùng nổ cùng với thông tin hỗ trợ. Mong muốn không thành hiện thực thì lại cho rằng rằng thị trường như vậy là quá yếu và quá xấu.

Thực tế thị trường mới đang trong giai đoạn cố gắng cân bằng lại cả cung cầu lẫn tâm lý. Nhà đầu tư sau cả tháng 11 bán tháo, cắt lỗ quy mô lớn vẫn còn đang nghi ngờ bất kỳ diễn biến tăng giá nào. Thông tin hỗ trợ tốt là một chuyện, nhưng có đủ khiến nhà đầu tư quay lại mua mạnh hay không là chuyện khác.

Sự hợp lý nhìn từ dòng tiền

Vì vậy trước khi đặt kỳ vọng quá cao rằng thị trường phải bùng nổ cùng với cả thế giới thì cần nhìn vào mức độ giao dịch của nhà đầu tư. Tuần qua giá trị giao dịch khớp lệnh cả thị trường trung bình đạt 3.217 tỷ đồng/phiên. Trong đó riêng cổ phiếu ROS toàn giao dịch trên 700 tỷ đồng mỗi ngày. Vì vậy thanh khoản trung bình của thị trường ngoài ROS chỉ khoảng 2.468 tỷ đồng/phiên, ở mức thấp nhất 14 tuần. Nếu nhìn lại quá khứ thì 14 tuần trước chính là thời điểm đầu tháng 9, khi VN-Index cũng chỉ loanh quanh 970 điểm.

Nếu coi thanh khoản là sức mạnh của thị trường thì với sức mạnh không đủ, thị trường không thể bùng nổ được là điều dễ hiểu. Mặt khác, VN-Index ở thời điểm đáng lẽ cần sức mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn thì ngược lại, bị chính các mã này tác động giảm điểm. Có thể thấy rõ VHM giảm tới 2,3%, VNM giảm 1% ở thời điểm quan trọng nhất. Nếu như giai đoạn cuối tháng 10, đầu tháng 11 VN-Index vượt 1.000 điểm bằng VIC, VHM, VCB cũng không được xem là có sức mạnh thì cuối tuần qua khi chỉ số không vượt được 970 điểm do VHM, VNM kéo xuống cũng không nên xem là quá yếu.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/12

Giá đóng cửa ngày 6/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/12

Giá đóng cửa ngày 6/12

Mức tăng (%)

PNC

9.93

12.3

-19.27

CMV

14.45

10.7

35.05

JVC

3.76

4.55

-17.36

HAI

3.86

2.87

34.49

BFC

12

14.2

-15.49

AMD

2.65

2.02

31.19

VNS

10.45

12

-12.92

KPF

29.5

23.1

27.71

PIT

2.99

3.41

-12.32

FIT

7.55

6.03

25.21

MDG

9.84

11

-10.55

SBV

9.9

8

23.75

TTB

4.63

5.11

-9.39

HAR

4.71

3.91

20.46

SCS

125.5

136.5

-8.06

PGD

53.5

44.6

19.96

MHC

3.22

3.5

-8

CIG

2.36

2

18

TTF

2.57

2.79

-7.89

TGG

2.17

1.88

15.43

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/12

Giá đóng cửa ngày 6/12

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 13/12

Giá đóng cửa ngày 6/12

Mức tăng (%)

MBG

24.3

33.1

-26.59

CSC

42.9

27.9

53.76

DPS

0.3

0.4

-25

TKU

12.9

9

43.33

DID

4.5

5.9

-23.73

PCT

8.7

6.9

26.09

NHP

0.4

0.5

-20

DNY

1.6

1.3

23.08

NET

40.5

49.61

-18.37

ATS

25.7

21.6

18.98

PLC

10.7

12.6

-15.08

KVC

1.3

1.1

18.18

KHS

9.7

11

-11.82

PMP

10.8

9.2

17.39

C69

9

10.2

-11.76

DNC

38

33

15.15

THB

11

12.4

-11.29

HLD

16.4

14.4

13.89

HAD

19.3

21.4

-9.81

ART

2.6

2.3

13.04

Mặt khác, thị trường trong nước đang đứng trước một áp lực chưa được giải tỏa, đó là nhu cầu thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Cổ phiếu trên sàn HSX tuần qua vẫn tiếp tục bị bán ròng 477 tỷ đồng và là tuần bán ròng thứ 5 liên tục. Chỉ trong 5 tuần này, cổ phiếu HSX bị rút vốn ròng 2.624 tỷ đồng. Đó là áp lực cực lớn cần phải có thời gian để hấp thụ hết. Khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng thì nhà đầu tư trong nước phải tốn tiền để mua, từ đó cũng là suy yếu nguồn lực. Cách duy nhất giảm tải áp lực này chính là để giá cổ phiếu giảm, vì khi đó cùng một lượng tiền có thể mua khối lượng cổ phiếu nhiều hơn.

Vậy thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 có tác dụng gì đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Ảnh hưởng lớn nhất chính là tạo một môi trường hòa bình hơn và ổn định, không còn nguy cơ leo thang thêm nữa khiến giới đầu tư bất an. Rủi ro lớn nhất đối với thị trường thường là các rủi ro không lường trước được, còn các yếu tố như niềm tin, thanh khoản, khối ngoại bán ròng, quỹ ETF tái cơ cấu chỉ là rào cản mang tính thời điểm.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

2.12.2019

3,856.8

304.4

326.0

3.12.2019

3,905.5

277.0

527.2

4.12.2019

3,546.9

326.5

559.8

5.12.2019

3,341.4

255.8

301.2

6.12.2019

2,958.8

252.3

295.0

9.12.2019

3,274.0

383.2

310.1

10.12.2019

3,436.1

377.1

634.3

11.12.2019

3,077.1

290.1

439.4

12.12.2019

3,013.1

222.5

395.9

13.12.2019

3,282.9

279.0

331.6

Trọng Nghĩa

分享到: