【kết quả bóng đá fa cup】Mở ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn cần thị trường
作者:La liga 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 17:07:20 评论数:
Đại học lớn vẫn băn khoăn
Từ cuối năm 2023,ởngànhcôngnghiệpvimạchbándẫncầnthịtrườkết quả bóng đá fa cup Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", với mục tiêu đào tạo 50.000-100.000 kỹ sư bán dẫn.
Để xây dựng và triển khai được chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng mục tiêu này, ngày 26/4, đã diễn ra Hội thảo chương trình đào tạo ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn đến năm 2030: Thách thức và giải pháp, với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo công nghệ, kỹ thuật... Hội thảo do Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và ĐH Bách Khoa Hà Nội (HUST) phối hợp tổ chức.
TS. Trần Đức Lai, Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam cho biết: “Chiến lược chuyển đổi số quốc gia mà Việt Nam đang thực hiện có những lĩnh vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng như AI, IoT, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn, công nghệ 5G, 6G ... trong đó không thể thiếu là vi mạch bán dẫn. Gần đây, Chính phủ xác định phát triển ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn là mũi nhọn. Để thực hiện thành công chiến lược này ngoài chiến lược và chính sách phát triển đúng; đầu tư thích đáng, có trọng tâm, trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực là yêu cầu cấp bách. Bài toán đặt ra tới năm 2030 là Việt Nam cần khoảng 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực này”.
TS. Trần Đức Lai khẳng định, công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng và sẽ là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong vòng 30 – 50 năm tới. Bởi thực tế cho thấy, việc phát triển hiện tại dựa trên thông tin, dữ liệu như một yếu tố đầu vào của sản xuất. Do vậy, chip bán dẫn đóng vai trò trọng yếu.
Nhấn mạnh về yêu cầu nhân lực phục vụ ngành kỹ sư vi mạch trước năm 2030 vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các trường đại học trong việc xây dựng chương trình đào tạo, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nêu vấn đề: Mặc dù các trường đại học lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TP Hồ Chí Minh có kinh nghiệm trong đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, nhưng để đảm bảo chất lượng và số lượng trước sự bùng nổ về nhu cầu, trước sự đầu tư của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, sự chia sẻ và hợp tác giữa các trường về cách đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu và thực hành cho ngành vi mạch... cần phải được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ.
Vì vậy, việc đầu tiên mà PGS.TS. Nguyễn Phong Điền đề xuất là xây dựng một chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tế về số lượng và chất lượng từ các doanh nghiệp. Từ đó, các trường cần xác định trong số 50.000 kỹ sư vi mạch, có các khối kiến thức, kỹ năng nào sau 4 năm đào tạo có thể làm việc được, làm việc ở đâu và trong lĩnh vực nào của vi mạch bán dẫn? Đặc biệt, việc thực hành của sinh viên, nghiên cứu của giảng viên có vai trò quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng. Do vậy, cần sự chung tay của các bên liên quan, các ban bộ ngành, các cơ quan, các doanh nghiệp lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Mở ngành mới không hề dễ
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GĐ&ĐT) Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh, các cơ sở đào tạo cần phân biệt rõ ba nội dung: Ngành công nghiệp bán dẫn; Công nghệ bán dẫn; Các ngành đào tạo.
Trong phạm vi của hội thảo, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh về chương trình đào tạo.
“Nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn cần rất nhiều công nghệ và rất nhiều ngành đào tạo. Trong đó một số ngành cần cơ cấu trình độ khác nhau như: Kỹ sư, thạc sĩ hay tiến sĩ. Cơ cấu này phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư ở Việt Nam. Chẳng hạn, công nghiệp sản xuất chưa đầu tư nhiều, nhưng về lĩnh vực đóng gói, kiểm thử hay là thiết kế, lại có thể nhiều. Những nội dung này chúng ta phải có dự báo. Đây là bài toán giữa nhân lực với đầu tư, là bài toán giữa con gà và quả trứng”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.