Đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam,ếntronghaybếnngoàtl anh trong một cuộc hội thảo xây dựng chính sách vừa được tổ chức cuối tháng 8 vừa qua, lập luận: Nếu như 4 bến xe ở Hà Nội chuyển ra ngoại thành, hành khách sẽ phải sử dụng tới 30.000 phương tiện các loại/ngày để tiếp cận các bến xe (cả đi và đến). Số phương tiện phát sinh thêm này làm tăng mật độ giao thông trong đô thị và gây ùn tắc giao thông, thậm chí có nguy cơ gây tai nạn giao thông. Chưa kể, bến xe càng xa trung tâm, xe dù, bến cóc sẽ càng phát triển, do chi phí từ nhà đi đến bến xe có khi còn lớn hơn chi phí đi tuyến chính, nhất là khi giao thông công cộng hiện tại chưa được đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. Vẫn theo tính toán của Hiệp hội Vận tải ô tô, nếu các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình của Hà Nội chuyển về nơi cách các địa điểm hiện nay từ 7đến 12km, với lượng khách trung bình 120.000 lượt người/ngày, tổng chi phí di chuyển của hành khách đi và đến các bến xe Hà Nội sẽ khoảng 7,2 tỷ đồng/ngày, nghĩa là trên 2.600 tỷ đồng/năm. Tương tự, ở TP.HCM, mỗi hành khách di chuyển từ bến xe miền Đông ra bến xe mới tại quận Thủ Đức với cự ly là 19km phải bỏ ra chi phí bình quân 100.000 đồng/người/lượt. Với lưu lượng 55.000 lượt người/ ngày, tổng chi phí cũng phải trên 5,5 tỷ đồng. Không chỉ đại diện các doanh nghiệp vận tải, mà các chuyên gia giao thông cũng đề nghị cân nhắc kỹ vị trí các bến xe hiện nay. Quỹ đất dành cho giao thông trong nội đô hiện chỉ chiếm 7% - 8%, trong khi yêu cầu là 20% - 25%. Nếu không dành đủ đất cho giao thông thì mọi giải pháp chống ùn tắc cũng chỉ là tình thế, nói cách khác là di chuyển ùn tắc từ chỗ này sang chỗ khác. Trên thực tế, nhiều mảnh đất vàng vốn được quy hoạch cho giao thông đã bị biến thành các chung cư, khách sạn, nhà hàng, như trường hợp của bến xe Kim Liên, bến xe Lương Yên, khu đất Cống Vị và hàng trăm hécta đất dự định làm bãi đậu xe ở Hà Nội. Cuối cùng là một lý do phi vật thể. Không thể phủ nhận rằng những nhà ga, những bến xe có giá trị lịch sử, văn hóa và đã trở thành một phần ký ức, tình cảm của rất nhiều người dân đô thị. Nay phá cũ để xây mới là chuyện cùng bất đắc dĩ. Thay vào đó, có thể áp dụng các giải pháp đầu tư ngầm hóa hoặc xây dựng bến xe cao tầng, tăng hiệu suất phục vụ, tăng tính kết nối với các phương tiện công cộng khác. Tại những khu vực có mật độ dân cư đông, có thể thiết lập bến xe trung chuyển để đón khách… |