【mha chap】Kinh phí công đoàn, bao nhiêu là hợp lý?

 人参与 | 时间:2025-01-26 22:01:56
Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả người làm việc không có quan hệ lao động

Duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%

Được lùi từ cuối năm 2020,ícôngđoànbaonhiêulàhợplýmha chap Dự ánLuật Công đoàn sửa đổi sẽ được trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ bảy vào tháng 5 tới. Trên cơ sở kế thừa Luật Công đoàn 2012, Dự thảo Luật Công đoàn sửa đổi (Dự thảo) gồm 6 chương, 36 điều (sửa đổi, bổ sung 28 điều, giữ nguyên 5 điều, thêm mới 4 điều, bỏ 1 điều).

Lần sửa đổi này mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật. Cụ thể, Luật Công đoàn hiện hành quy định, chỉ những người lao động “làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp” mới có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

Dự thảo tiếp tục xác định “Luật này quy định về quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động”, nhưng đã được sửa đổi theo hướng mở rộng cho những người lao động “làm việc trong các đơn vị sử dụng lao động hoặc lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, Dự thảo đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với cả người làm việc không có quan hệ lao động, phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019.

Dự thảo cũng bổ sung 1 điều về gia nhập Công đoàn Việt Nam của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, quy định tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hợp pháp, tự nguyện và tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, thì có quyền gia nhập Công đoàn Việt Nam.

Đáng chú ý, về tài chínhcông đoàn, Dự thảo vẫn giữ quy định, kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (cơ quan trình Dự án luật), đây là cơ sở pháp lý quan trọng, được thực hiện ổn định và phát huy hiệu quả trong việc bảo đảm điều kiện vật chất cho tổ chức công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, chăm lo tốt hơn cho người lao động, tạo sự gắn kết lâu dài, bền chặt giữa người lao động với tổ chức công đoàn và doanh nghiệp.

Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng nhìn nhận, trong quá trình thực hiện, các quy định về cơ chế tài chính đã bộc lộ một số bất cập. Ví như, Luật hiện hành quy định chưa đầy đủ về công tác kiểm tra, giám sát và đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn.

Nhiều năm qua, việc nắm bắt và hiểu đúng cách thức thu, tỷ lệ phân chia tài chính công đoàn giữa các cấp công đoàn chưa tạo được sự lan tỏa rộng khắp, khiến cho có một số ý kiến cho rằng, kinh phí 2% chỉ nhằm phục vụ công đoàn cấp trên cơ sở trở lên, hoặc để “trả lương”, “nuôi” bộ máy tổ chức công đoàn; có người hoài nghi về mục đích sử dụng nguồn kinh phí này.

Để tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa sự công khai, minh bạch trong việc sử dụng kinh phí công đoàn, đoàn phí, cơ quan chủ trì soạn thảo cho rằng, cần bổ sung quy định về trích kinh phí cho các cấp công đoàn với tỷ lệ phù hợp, theo hướng công đoàn cấp trên phục vụ công đoàn cấp dưới, công đoàn cơ sở phục vụ đoàn viên công đoàn, người lao động. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung đầy đủ hơn quy định về công tác kiểm tra, giám sát, đảm bảo công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn.

Bất cập khác được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chỉ ra là, quy định về thu kinh phí công đoàn chưa đảm bảo tính chia sẻ với doanh nghiệp trong bối cảnh gặp khó khăn. Thực tiễn cho thấy, cùng với chính sách giảm thuế và tạm dừng đóng quỹ bảo hiểm xã hội, vấn đề giảm mức đóng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 đã được đặt ra, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh.

“Nhưng do Luật Công đoàn 2012 không quy định vấn đề này, nên việc miễn, giảm kinh phí công đoàn không thể triển khai trong thực tiễn”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá.

Nên giảm xuống 1%

Từng nằm trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn khi đó đã qua một số bước chuẩn bị để trình Quốc hội khóa XIV tại Kỳ họp thứ mười (tháng 10/2020).

Thời điểm đó, một trong những vấn đề được người lao động và doanh nghiệp đặc biệt quan tâm khi sửa luật là tài chính công đoàn với quy định vẫn giữ duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2%.

Lần này, khi việc sửa đổi Luật Công đoàn được khởi động trở lại, vấn đề giữ nguyên mức thu kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương tiếp tục được quan tâm đặc biệt.

Trao đổi với góc độ cá nhân là một chuyên gia, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, hiện nay, quy mô nền kinh tếđã khác năm 2012 (thời điểm ban hành Luật Công đoàn hiện hành), nên lần sửa luật này cần cân nhắc mức thu để duy trì được hoạt động công đoàn.

Đồng thời, có sự chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp, vì doanh nghiệp là nơi đầu tiên tạo việc làm, chăm lo sinh kế cho người lao động.  “Tính trên quy mô phát triển của nền kinh tế, mức thu 2% giảm xuống còn tối đa 1% sẽ phù hợp hơn, như thế cũng là sự chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp”, ông Nam nêu quan điểm.

Giảm tỷ lệ đóng kinh phí công đoàn xuống còn 1% cũng là kiến nghị của cả 8 hiệp hội, ngành hàng khi Luật Công đoàn được lấy ý kiến sửa đổi vào năm 2020. Đến nay, một số doanh nghiệp tiếp tục giữ quan điểm này.

Góp ý hồ sơ Dự án Luật, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo xem xét, nghiên cứu để quy định điều chỉnh giảm mức thu kinh phí công đoàn từ doanh nghiệp. Điều này, theo VCCI, sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm một phần chi phí và góp phần tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Hồi âm các ý kiến đề nghị giảm mức đóng 2% kinh phí công đoàn nói chung, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định, việc tiếp tục bảo đảm nguồn thu kinh phí công đoàn 2% là hết sức cần thiết. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước hỗ trợ cho hoạt động của hệ thống công đoàn còn hạn hẹp (khoảng 1% tổng thu tài chính công đoàn), mức thu kinh phí công đoàn là cách thức mà các doanh nghiệp chia sẻ gánh nặng ngân sách đối với Nhà nước, Chính phủ.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đánh giá, mức thu 2% kinh phí công đoàn có tác động nhất định đến doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, tác động tiêu cực sẽ không lớn, bởi hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang tích cực thực hiện nghĩa vụ này. Chủ doanh nghiệp các tập đoàn lớn đều ủng hộ việc thu kinh phí công đoàn để chăm lo cho người lao động.

Kinh phí công đoàn được tính vào chi phí của doanh nghiệp, được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Theo kết quả nghiên cứu của Tổng Liên đoàn, kinh phí công đoàn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp (khoảng 0,2% đối với doanh nghiệp gia công, 0,14% đối với doanh nghiệp khác).

Do vậy, mặc dù làm tăng chi phí doanh nghiệp, nhưng về tổng thể, mức đóng 2% vẫn nằm trong phạm vi chấp nhận được đối với sức chịu đựng của các tổ chức, doanh nghiệp. Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (CPTPP, EVFTA), các đối tác cũng không phản đối vấn đề này.

Cần quy định khung để điều chỉnh linh hoạt

Nhấn mạnh Luật Công đoàn là đạo luật chi phối đến các lĩnh vực tạo ra GDP, Phó tổng thư ký VASEP, ông Nguyễn Hoài Nam cho rằng, Dự thảo sửa đổi nên quy định khung để điều chỉnh trong những điều kiện bất thường, theo thời điểm, theo khu vực.

Ông Nam so sánh, các sắc thuế đều có quy định xử lý với trường hợp doanh nghiệp gặp bất ổn, thuế thu nhập doanh nghiệp có mức thuế suất dành cho khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn. Hay thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp được miễn, giảm, giãn thuế. Luật Công đoàn cũng nên có quy định tương tự thể hiện sự chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp. 顶: 5踩: 313