当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【soi kèo botafogo】Đổi thay cùng năm tháng

Phát huy truyền thống vẻ vang của ngành y tỉnh nhà,Đổithaycngnăsoi kèo botafogo sau 41 năm ngày giải phóng miền Nam, ngành y tế Hậu Giang đang từng bước phát triển, góp phần tích cực trong việc cải thiện sức khỏe người dân.

Ký ức một thời…

Chú Lê Văn Lợi (chú Tư Lợi), nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang năm 1993, vẫn còn nhớ như in một thời khó quên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chú kể: “Nhớ lúc địch càn quét vào vùng căn cứ, tôi phải cùng các anh em vận chuyển thương, bệnh binh. Lại có khi, chúng tôi lấy phần lương của mình để mua gạo và lương thực cho các chiến sĩ bị thương”. Người thầy thuốc không chỉ cứu người bằng kiến thức họ có được, mà còn giúp người bằng cả trái tim. Đó là một trong những điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy dù ở giai đoạn nào, để người thầy thuốc thực sự xứng đáng với câu “Lương y như từ mẫu”.

Phẫu thuật nội soi tại Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy.

Còn chú Phạm Văn Ngôn (chú Bảy Ngôn), nguyên Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hậu Giang (giai đoạn 1995-2005), tâm sự: “Ngày xưa, nguồn nhân lực, thuốc điều trị, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế luôn trong tình trạng thiếu thốn. Nhưng, với cái tâm của người thầy thuốc, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, xem bệnh nhân như chính người thân của mình”. Trong “cái khó ló cái khôn”, người thầy thuốc thời chiến đã tìm ra được nhiều phương cách điều trị cho thương, bệnh binh bằng chính những cách làm sáng tạo. Dấu ấn lớn nhất mà chú Bảy Ngôn không thể quên được trong chiến tranh là do thiếu thốn thuốc men nên lúc chữa trị cho bệnh nhân phải dùng nước dừa thay dịch truyền nước biển. Dừa được hái trên cây đem xuống không chạm đất, sau đó dùng dao gọt nhẹ, không để cho cái dừa lẫn với nước. Hay việc các cô, chú phải giặt sạch và đem hấp lại từng mảnh vải mùng để làm gạc băng bó vết thương cho những trường hợp kế tiếp.

Chiến tranh qua đi hòa bình lập lại, sự đổi thay từng ngày của quê hương lại hiện diện ở từng con đường, ngõ ngách và trong chính mỗi con người. 41 năm sau ngày giải phóng miền Nam cùng với sự đổi mới của xã hội, ngành y tế tỉnh nhà đã có sự phát triển từ nhiều phương diện, góp phần tích cực để công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt hơn.

Từng ngày đổi mới

Sau khi tỉnh Hậu Giang được thành lập (năm 2004), nhân sự ngành y tế bấy giờ vừa thiếu lại vừa yếu. Đặc biệt, lực lượng cán bộ có trình độ chuyên môn sau đại học không đủ đáp ứng cho nhu cầu quản lý, khám và điều trị bệnh. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và bằng sự nỗ lực của toàn ngành, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực được quan tâm. Từ đó, nhân lực ngành y tỉnh nhà được nâng lên theo thời gian. Đến nay, số lượng bác sĩ, dược sĩ đại học, điều dưỡng và kỹ thuật viên y học tăng lên nhiều lần so với trước. Toàn ngành có hơn 3.009 biên chế, tăng khoảng 1.830 biên chế so với năm 2004. Trong đó gồm: 1 tiến sĩ, 9 thạc sĩ, 37 BSCKII, 180 BSCKI, 590 đại học, 1.998 cao đẳng và trung học, 195 đối tượng khác.

Bên cạnh sự phát triển của nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế cũng được đầu tư ngày càng hoàn thiện. Qua đó, có tác động tích cực trong việc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh, đem đến sự hài lòng và thoải mái cho bệnh nhân. Ông Nguyễn Văn Sáu, 70 tuổi, ở khu vực 5, phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, là bệnh nhân điều trị thường xuyên và lâu năm tại Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy. Ông Sáu nói: “Trang thiết bị tại trung tâm ngày càng hiện đại, hiệu quả điều trị nâng cao, giúp sức khỏe tôi được cải thiện rõ rệt. Đồng thời, trung tâm rất sạch, rộng, thoáng từ bên trong phòng bệnh đến hành lang và khuôn viên, tạo cho tôi cảm giác thoải mái”. Sự hài lòng của ông Sáu và nhiều bệnh nhân không chỉ dừng lại ở đó, mà còn là sự chuyển biến phù hợp trong phục vụ và chăm sóc bệnh nhân. Các cán bộ y tế luôn thể hiện sự tôn trọng và yêu mến người bệnh, sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ khi bệnh nhân có yêu cầu.

Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy là một trong những đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực hòa cùng sự phát triển chung của ngành y tế tỉnh nhà. Ban giám đốc trung tâm luôn xây dựng và đề ra những kế hoạch hoạt động cụ thể theo tình hình thực tế của đơn vị. BSCKII Huỳnh Văn Huân, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, chia sẻ: “Trung tâm luôn tăng cường công tác đào tạo cán bộ y tế về chuyên môn kỹ thuật nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của đơn vị. Đồng thời, không ngừng nâng cao hiệu quả cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, với mục tiêu sức khỏe người dân được chăm sóc tốt hơn và xem người bệnh là trung tâm phục vụ”. Được biết, năm 2016, trung tâm sẽ triển khai thêm khoảng 30 kỹ thuật mới như: lọc thận nhân tạo, ngoại chấn thương và một số kỹ thuật khác tại các chuyên khoa y học cổ truyền, nội, nhiễm,… cũng như tiến hành đầu tư thêm nhiều trang thiết bị y tế hiện đại.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, cho biết: “Nhiều đơn vị đang tiến hành ứng dụng công nghệ thông tin trong khám và điều trị bệnh. Đồng thời, ngành y tế sẽ luôn trong tư thế chủ động phòng, chống dịch bệnh nhằm tránh để dịch bệnh gia tăng và bùng phát. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có những chính sách ưu đãi đối với cán bộ y tế, để họ thực sự an tâm khi công tác tại đơn vị”. Ngành y tế Hậu Giang giờ đây đang từng ngày đổi mới, trưởng thành và phát triển, với mong muốn lớn nhất là sức khỏe người dân được chăm sóc tốt hơn.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIII đề ra: Giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh sẽ hoàn thiện mô hình tổ chức và sắp xếp lại hệ thống y tế ở tất cả các tuyến; đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ y tế gắn với rèn luyện, nâng cao y đức. Theo đó, năm 2016, ngành y tế Hậu Giang phấn đấu có: 6,5 bác sĩ/vạn dân; 90% trạm y tế có bác sĩ công tác; 95% tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo chuẩn mới; mức giảm tỷ lệ sinh 0,05‰.

 

Bài, ảnh: HỒNG NHUNG

分享到: