TheỨngdụngcôngnghệsốđểtăngnăngsuấtlaođộkèo stuttgarto Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, nhìn lại chặng đường 4 năm vừa qua, từ năm 2019 đến nay, ngành Công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành rất đáng khích lệ. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Vietnam - Làm ra tại Việt Nam của các sản phẩm Công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng trưởng 43% và chúng ta hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD.
Theo Bộ trưởng Hùng, phát triển ứng dụng số cho các ngành cũng chính là sáng tạo sản phẩm, cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, doanh nghiệp công nghệ số phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển. Thị trường các ứng dụng 5G sẽ đạt 670 tỷ USD vào năm 2025, tức là giúp cho doanh thu nhà mạng tăng tới 50% so với năm 2020.
"Phát triển kinh tế số các ngành cũng chính là cách để tăng năng suất lao động các ngành này. Việt Nam chúng ta nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng tăng năng suất lao động thì nay lời giải của chúng ta về vấn đề nan giải này là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số các ngành", Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Hùng cũng cho biết, năm 2024 sẽ là năm thương mại hoá, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng công nghiệp. Năm 2024 còn là năm phát triển AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Công nghiệp bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, không chỉ có vậy đó còn là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới.