【kq darmstadt】‘Không học thêm, con tôi khó đỗ vào trường top’

Mấy ngày nay xuất hiện nhiều tranh cãi xoay quanh việc có nên cấm dạy thêm,ônghọcthêmcontôikhóđỗvàotrườkq darmstadt học thêm. Sau khi đọc bài viết Không thể so sánh giáo viên dạy thêm với bác sĩ mở phòng khámtranh luận về việc dạy thêm, học thêm, tôi cũng muốn chia sẻ suy nghĩ của mình.

Là một phụ huynh có hai con đang trong tuổi đi học, tôi xin đưa ra một vài quan điểm như sau. Hầu hết phụ huynh luôn kỳ vọng con em mình sẽ thi đỗ vào những ngôi trường chuyên, trường trọng điểm. Nhưng thực tế, rất hiếm học sinh không đi học thêm có thể đỗ vào các trường như thế, trừ khi đó là những em học lực xuất sắc và có khả năng tự học cao.

Gia đình tôi có hai cháu, một cháu đang học lớp 5 và một cháu đang học lớp 8. Mặc dù hai cháu rất thích học và có sức học khá, nhưng thực tế để cạnh tranh được với các bạn vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều.

Ví dụ như trong lớp con trai út của tôi, để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 6 trường chất lượng cao, bạn bè của con đã theo thầy cô luyện thi suốt từ năm lớp 4, thậm chí có bạn học từ lớp 3. Hỏi đến giáo viên nào "có tiếng" trong giới luyện thi, các phụ huynh trong lớp đều biết rõ tường tận.

Ai cũng muốn con thi đỗ vào trường tốt, trong khi số suất tại những trường này lại không nhiều. Muốn vào được, chỉ có cách duy nhất là phải tự nâng cao trình độ của bản thân, trong đó đi học thêm là lựa chọn hiệu quả nhất. Cho nên, nếu không cho con đi ôn luyện, tôi sợ rằng con mình rất khó đỗ vào những trường tốt.

Còn với cậu con trai lớn của tôi, thời điểm cháu học cấp 1 cũng là lúc công việc của tôi khá bận mải và thường xuyên đi làm về muộn. Nhiều khi tan học, cháu phải tha thẩn một mình ở trường đợi mẹ trông rất tội. Sau đó, nhà trường có chương trình dạy thêm do cô chủ nhiệm đứng lớp, tôi cũng cho con tham gia. Đến giờ, tôi vẫn cảm thấy biết ơn cô giáo về quãng thời gian ấy.

Hiện tại con đang học lớp 8, gần đến giai đoạn chuyển cấp, tôi không muốn gây áp lực cho con. Vì thế, tôi thường để con tự chọn, khuyến khích con nếu cảm thấy muốn học thêm môn gì cứ nói với mẹ, để mẹ tìm hiểu và cùng con lựa chọn giáo viên phù hợp. Quan điểm của vợ chồng tôi là luôn ủng hộ việc đầu tư cho giáo dục và khuyến khích đam mê học hành của con.

399840756 303144322600688 6090944770666079324 n.jpg
Học sinh TP.HCM (Ảnh minh họa: Thanh Tùng)

Tôi cho rằng với những học sinh cuối cấp, việc học thêm càng cần thiết. Bởi thực tế, có những em không theo kịp bài nên rất cần người dẫn dắt, hỗ trợ để nắm chắc kiến thức hơn, trong khi điều này cha mẹ lại không thể hỗ trợ được.

Đặc biệt, trong bối cảnh thi cử hiện nay vốn rất khắc nghiệt, chỉ cần chút sơ sẩy các con đã mất cơ hội vào trường công lập, do đó cha mẹ chỉ biết động viên con cố gắng vì tương lai sau này.

Bản thân tôi thường nói với con mình rằng, con phải học vì tương lai của con chứ không phải học vì bố mẹ. Thi cử ngày càng yêu cầu cao, bố mẹ chỉ có thể đầu tư, còn việc học hành con phải cố gắng. Tất nhiên, tôi cũng không muốn con mình phải đi học thêm quá nhiều, bởi con đã học cả ngày trên lớp nên cũng cần thời gian nghỉ ngơi.

Tóm lại, tôi cho rằng việc học thêm và dạy thêm không có gì xấu, thậm chí còn là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, việc học phải dựa trên tinh thần tự nguyện thay vì ép buộc. Bên cạnh việc học thêm, cha mẹ cũng cần trang bị cho con cách đặt mục tiêu, khả năng tự học và tự rèn luyện để có thể đạt được mục tiêu của mình.

Mai Anh(Hà Nội)

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Độc giả có ý kiến về vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay xin gửi về phần phản hồi của bài viết hoặc email [email protected]. Bài viết đăng tải trên VietNamNet sẽ nhận nhuận bút theo quy định. Xin cảm ơn.
Cúp C1
上一篇:Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
下一篇:Party chief works with Bình Dương Military Command