Chiều 29/11,âydựngkhungpháplýchodịchvụkiểkết quả trận slavia praha Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN đã tổ chức hội thảo Xây dựng khung pháp lý cho dịch vụ công nghệ kết nối vận tải - tổng kết kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải (nôm na là Uber, Grab) từ năm 2014.
Dịch vụ Uber, Grab đã đem lại một trải nghiệm hết sức tích cực và hoàn toàn mới cho người dùng và đội ngũ lái xe, đồng thời cũng tạo sự cạnh tranh và sức ép cần thiết lên các doanh nghiệp taxi theo mô hình kinh doanh truyền thống...
Sau gần 2 năm thí điểm, người dùng, lái xe, doanh nghiệp và cơ quan quản lý các cấp đã ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực nhưng cũng thấy nảy sinh một số vấn đề mà khuôn khổ pháp lý hiện hành không còn phù hợp để quản lý.
Dù còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng có thể nhận thấy tất cả các bên đều thống nhất rằng xu thế ứng dụng công nghệ này là không thể đảo ngược, vấn đề chỉ là làm thế nào để khai thác tối đa ưu điểm của mô hình này đồng thời hạn chế được thấp nhất những bất cập của nó.
Điều đó đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp. Hiện Bộ GTVT mới đang chuẩn bị trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Vấn đề đặt ra là khuôn khổ pháp lý mới này cần đáp ứng những tiêu chí nào để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của các bên liên quan đồng thời ràng buộc mỗi bên với những nghĩa vụ tương xứng nhằm giảm thiểu/triệt tiêu xung đột và tối đa hóa lợi ích tổng hòa cho xã hội?
Theo PGS.TS Từ Sỹ Tùa - chuyên gia giao thông, việc ứng dụng trên đã triển khai được 2 năm bây giờ mới xây dựng khung pháp lý là quá muộn. Cần phải có khung pháp lý cho vận tải hành khách nói chung, kể cả vận tải hành khách bằng taxi truyền thống hay taxi công nghệ như Grab và Uber, phải có sự điều tiết quản lý của nhà nước để đảm bảo lợi ích của các bên.
Theo PGS.TS Tùa, điều quan trọng nhất là môi trường kinh doanh của tất cả các bên phải được bình đẳng, và quyền lợi của hành khách được tôn trọng. Những điều này khung pháp lý hiện nay còn bỏ ngỏ.
Vì chưa có khung pháp lý nên hành khách có thể bị rủi ro. Gần đây một số thành phố của Anh và của Ý cấm taxi công nghệ vì có một số vụ việc quyền lợi của hành khách không được đảm bảo.
Điều bất hợp lý hiện nay là taxi truyền thống có một số đoạn đường rất nhiều thời gian bị cấm. Trong khi đó taxi công nghệ thì không cấm. Nhưng môi trường kinh doanh bình đẳng thì đã cấm taxi là cấm tất. Vì vậy, cần phải có nhận diện thương hiệu. Hiện nay taxi công nghệ là Grab và Uber chưa có nhận diện thương hiệu, nghĩa là logo dán vào xe để đảm bảo tính minh bạch, công khai, bình đẳng giữa các loại hình vận chuyển hành khách.
Để khắc phục sự bất cập này và đảm bảo sự công bằng giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ, Sở GTVT Tp. Hà Nội cũng đề xuất sẽ gỡ bỏ lệnh cấm trên một số tuyến đường đối với taxi truyền thống. Tuy nhiên, PGS.TS Tùa cho rằng điều này không phải một sớm một chiều làm được ngay mà phải xem xét một cách cẩn trọng.
Bên cạnh đó, PSG.TS Tùa cũng nhấn mạnh việc cần làm rõ quy định lái xe taxi phải có tính chuyên nghiệp, quy định về thời hạn khám sức khỏe và phải qua một lớp nghiệp vụ về vận tải taxi, nhưng đối với lái xe Uber, Grab quy định đó lại không bắt buộc đã đảm bảo sự công bằng hay chưa. Rồi vấn đề về giá, taxi truyền thống phải có đồng hồ tính tiền và một lần thay đổi giá phải kê khai với cơ quan quản lý giá. Nhưng taxi công nghệ sáng 1 giá, trưa 1 giá, chiều 1 giá, tối 1 giá thì vấn đề quản lý giá như vậy có tôn trọng pháp lệnh về giá hay không cần phải làm rõ thêm./.
Thảo Miên