Chỉ số Dow Jones của thị trường Mỹ đảo chiều giảm điểm trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang là tín hiệu cho một ngày giao dịch không yên bình với thị trường chứng khoán châu Á. TTCK Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
VN-Index chốt phiên giảm 11,áisinhSựhồiphụcnhẹcủachỉsốVNcóthểđượckỳvọbongda y56 điểm (-1,19%) về mức 957,35 điểm; trong khi VN30-Index giảm mạnh hơn với mức giảm 14,26 điểm (-1,48%). Chỉ VIC tăng 3,9% không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của hàng loạt cổ phiếu trụ cột và ngân hàng như VNM, GAS, BID, CTG, MSN, SAB, VJC.
Trên thị trường phái sinh, giá các hợp đồng tương lai (HĐTL) giảm điểm cùng thị trường chứng khoán cơ sở nhưng có sự phân hóa.
Báo cáo phái sinh của SSI Retail Research cho biết, HĐ F1807 và F1808 hồi phục mạnh cuối phiên nên chỉ còn giảm lần lượt 4,0 và 4,5 điểm; trong khi đó, HĐ F1809 và F1812 đóng cửa ở mức giảm lần lượt 13,0 và 15,9 điểm.
Theo đó, giá 2 HĐ này tiếp tục ở mức thấp hơn VN30-Index và thấp hơn cả 2 HĐ ngắn hạn còn lại, tạo lợi thế khá lớn cho vị thế mua, tuy nhiên điều này cũng phản ánh tâm lý thận trọng về xu hướng tương lai của chỉ số. Việc giá HĐTL biến động rất mạnh, đặc biệt vào cuối phiên và có sự phân hóa theo từng kỳ hạn cũng cho thấy tâm lý lưỡng lự và không ổn định của nhà đầu tư.
Khối lượng giao dịch tăng mạnh lên mức kỷ lục 141.765 HĐ, tương ứng 13.366 tỷ đồng. Khối lượng mở cũng tăng lên đạt 12.142 HĐ.
Chỉ số VN30 xanh điểm đầu phiên và áp lực bán tăng trở lại khiến chỉ số lùi dần với đóng cửa ở gần mức thấp nhất trong phiên. Khối lượng giao dịch tăng lên mức gần 47,4 triệu đơn vị, cao hơn gần 16 triệu đơn vị so với phiên trước nhưng vẫn thấp hơn so với bình quân 20 phiên.
Sự hồi phục trong phiên hoặc hồi phục nhẹ của chỉ số VN30 có thể được kỳ vọng. VN30 đóng cửa nằm dưới hỗ trợ ngày ở 949 điểm và SSI Retail Research hạ mức hỗ trợ đảo chiều trong phiên xuống mốc 940 điểm cho phiên giao dịch cuối tuần./.
D.T