Trồng giống sâm lấy lá,ồnggiốngsâmlấylávợchồngởBìnhĐịnhthulãibấtngờfortuna sittard vs vợ chồng ở Bình Định thu lãi bất ngờ(Dân trí) - Vợ chồng ông Trần Văn Thâm và bà Bùi Thị Bưởi ở Bình Định đưa giống cây sương sâm từ miền Nam về trồng trên đất gò đồi của gia đình, bất ngờ có thu nhập khá.Vợ chồng ông Trần Văn Thâm (59 tuổi) và bà Bùi Thị Bưởi (57 tuổi, ở tổ 3, khu phố Thiết Đính Bắc, phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) được xem là người đầu tiên đưa giống cây sương sâm về trồng thành công tại địa bàn thị xã. Trên diện tích 3.500m2 đất gò đồi, vợ chồng ông Thâm trồng hơn 7.000 gốc sương sâm, tất cả đã lên xanh mướt, lá ken dày. Để chống cây ngã đổ trong mùa mưa, trên mỗi luống trồng, ông thiết kế những hàng trụ bê tông, mỗi trụ cách nhau 5m, liên kết với nhau bằng dây thép vững chắc. Theo ông Thâm, sương sâm là giống cây dây leo nên ông cho căng dây bện bằng nilon, xơ dừa từ gốc lên giàn, vừa giúp cây dễ phát triển vừa giúp thu hái dễ dàng. Hơn 1 năm xuống giống, đến nay vườn sương sâm cho thu hoạch. Ông Thâm kể rằng, sau 5 năm làm thuê ở các tỉnh miền Nam, năm 2021, ông đưa cả nhà về quê sinh sống. Trước khi về ông có tìm hiểu cách thức phát triển kinh tế vườn của bà con trong Nam, cuối cùng ông chọn cây sương sâm vì nó phù hợp với điều kiện gia đình, phát huy được lợi thế gia đình có đất vườn đồi khá rộng. "Tôi được biết, ở thị xã Hoài Nhơn có lẽ chưa ai trồng sương sâm làm nguyên liệu. Vì vậy, ban đầu, tôi làm chủ yếu là để học hỏi, rút kinh nghiệm. Đến nay, tôi đã hiểu được giống cây này", ông Thâm nói. Theo ông Thâm, sương sâm là loại cây lấy lá nên rất "ăn phân" nhưng để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng và dễ bán, ông ưu tiên dùng phân bánh dầu, cải tạo đất bằng vỏ đậu phụng ủ với chế phẩm sinh học. Làm như thế cây phát triển mạnh, lá dày xanh đậm, sinh khối của sản phẩm thạch sâm tăng cao, hơn nữa vừa giúp cây tăng sức đề kháng, vừa cải tạo đất. "Thời gian đầu, do điều kiện khí hậu không như trong Nam, cộng với kinh nghiệm chưa vững nên nhiều dây sương sâm trồng xuống 1 thời gian nhưng chậm phát triển hoặc chết, phải trồng dặm lại nhiều lần. Khó khăn nhưng tôi không bỏ cuộc mà tiếp tục mày mò, tìm hiểu thêm các quy trình kỹ thuật canh tác đến nay tôi đã khắc phục", ông Thâm nói. Đến nay, vườn sương sâm của vợ chồng ông Thâm đã cho thu hoạch mỗi ngày 10-15kg lá sâm. Ngoài thị trường trong tỉnh, ông còn thêm nhiều khách hàng đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai và TPHCM. Nguyên liệu lá sương sâm của vườn ông Thâm được đánh giá rất cao do cho sinh khối cao, hương vị đậm đà. Không chỉ trồng sương sâm, vợ chồng ông Thâm còn đầu tư mua máy vò lá sương sâm chế biến thạch sâm cung cấp cho tiểu thương các chợ và bán tại nhà. Giá bán sương sâm dao động 40.000-100.000 đồng/kg, tùy thị trường phân phối ở địa phương hay ngoài tỉnh. Mỗi tháng, vợ chồng ông Thâm thu lãi 18-20 triệu đồng. Ông Nguyễn Trung Hòa, Phó Chủ tịch UBND phường Bồng Sơn, nhìn nhận, ý tưởng trồng sương sâm của vợ chồng ông Thâm là mô hình mới ở địa phương, đã phát huy hiệu quả. Đáng biểu dương, ngay từ đầu, ông Thâm phát triển cây sương sâm theo hướng tạo ra sản phẩm an toàn với sức khỏe con người, thân thiện với môi trường. Để tiếp thêm nguồn lực giúp ông Thâm đầu tư hệ thống tưới tiêu, chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ để ông tiếp cận được các nguồn vốn vay ưu đãi cũng như tiêu thụ sản phẩm. |