Liên quan đến lĩnh vực giáo dục,ệpkiếnnghịđơngiảnhoáthủtụchànhchínhchogiáoviênnướcngoàitạiViệkq ngoại hạng anh hôm qua tại Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa - xã hội do Thành phố Hà Nội tổ chức sáng 16/8, đại diện Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục Việt Nam nêu ý kiến, việc cấp Giấy phép lao động cho giáo viên người nước ngoàigặp nhiều khó khăn đối với nhóm giáo viên dạy chương trình bổ trợ tại các trường phổ thông. Tương tự, đại diện Công ty Language Link Việt Nam cũng cho rằng, hiện tại việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài vẫn còn phức tạp. Vị này cho biết Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đang áp dụng Điều 72 của Giáo dục (yêu cầu giáo viên phải có chứng chỉ ngoại ngữ, sau đó là chứng chỉ sư phạm). Tuy nhiên, nhiều người lao động nước ngoài khi đến Việt Nam chỉ có bằng cấp về ngoại ngữ tích hợp với kỹ năng sư phạm, chứ không có đầy đủ các chứng chỉ theo yêu cầu. Bên cạnh đó, việc yêu cầu giấy phép lao động phải ghi rõ đơn vị và địa chỉ làm việc cố định cũng gây ra trở ngại cho cả người lao động và người sử dụng lao động. 2 công ty này kiến nghị UBND Thành phố, các sở, ban ngành liên quan xây dựng những chính sách thông thoáng, rõ ràng hơn để hỗ trợ tốt hơn cho việc cấp phép lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Anh. Thảo luận chung nhóm vấn đề về giáo dục, đại diện Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Phú Xuyên) cho biết, các trường THPT tư thục tuyến huyện có khó khăn lớn trong hoạt động như điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí đào tạo. Do vậy, học sinh của các trường tư thục có nhiều thiệt thòi hơn so với các trường công lập, đề nghị Thành phố có sự quan tâm đầu tưnhiều hơn cho các trường THPT tư thục.
Trực tiếp trả lời kiến nghị của các đơn vị, bà Bạch Liên Hương, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội làm rõ những quy định liên quan đến bằng cấp và chứng chỉ cho giáo viên nước ngoài. Theo đó, quy chuẩn cho lao động nước ngoài làm việc trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam thực hiện theo Nghị định 152 và Nghị định 70 của Chính phủ về cấp phép cho lao động nước ngoài. Bên cạnh đó, các chứng chỉ về ngoại ngữ thì thực hiện theo Thông tư 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, nêu rõ yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ của người lao động khi sang Việt Nam. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội khẳng định, tiêu chí với người nước ngoài làm việc tại Hà Nội hoàn toàn tuân thủ theo quy định, Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài quy định chung, Hà Nội không ban hành bất kỳ quy định nào riêng cho đối tượng lao động này; tháo gỡ mọi điều kiện về thủ tục hành chính, để các doanh nghiệp, trung tâm tham gia hoạt động này một cách tốt nhất. Bà Hương cho biết UBND Thành phố đã ủy quyền cho quận, huyện thực hiện thủ tục hành chính cấp phép cho lao động nước ngoài để giảm thời gian đi lại, tạo thuận lợi cho các đơn vị, người lao động. Tiếp thu ý kiến của đơn vị, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết thêm, tất cả các chính sách của Việt Nam là ưu tiên cho người lao động trong nước trước, lĩnh vực nào, công việc nào người Việt Nam có đủ điều kiện, năng lực, đáp ứng yêu cầu thì ưu tiên cho lao động Việt Nam; còn những lĩnh vực không thể thực hiện được thì chúng ta thuê người nước ngoài, thực hiện theo quy định. Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, trung bình mỗi năm Hà Nội có trên 4.000 giáo viên nước ngoài, giáo viên người bản địa đến làm việc, trong đó tập trung vào giảng dạy tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Nhật tại các trung tâm.
“Sở vẫn thống nhất áp dụng theo quy định tại Khoản 5, Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó có nêu rõ nếu không nắm được nhân thân, trình độ, văn bản cần thiết thì sự giảng dạy của giáo viên không đạt hiệu quả tốt. Đây là quy định bắt buộc với đội ngũ này giảng dạy tại Hà Nội”, ông Trần Thế Cương thông tin. Giải đáp vấn đề liên quan đến kiến nghị đầu tư cho trường THPT tư thục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay, Thành phố luôn có chính sách hỗ trợ về đất đai, điều kiện xây dựng, đảm bảo an toàn trong trường học. “Đối với các trường sẽ có nhiều cạnh tranh trong đào tạo, nếu trường nào tốt học sinh và phụ huynh sẽ tự động tìm tới, trường nào chưa tốt thì hoạt động sẽ khó khăn. “Hữu xạ tự nhiên hương”, Sở đã có sự phối hợp với các trường tư thục trên địa bàn Thành phố Hà Nội để nâng cao chất lượng đào tạo, dạy và học, đảm bảo sự phát triển của các trường”, ông Cương khẳng định. |