Bữa cơm không muối là một biểu tượng đẹp của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Qua đó,ữacơmkhôngmuốigắnkếttìnhnghĩacủalựclượngcáchmạngđầutiêban xep han phap mọi người thấy được sự đồng cam cộng khổ của các chiến sĩ cách mạng những ngày đầu.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Ảnh: Đức Huy. |
Vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt cuốn sách Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Đây là một phiên bản được viết lại từ cuốn sách cùng tên xuất bản lần đầu 20 năm trước. Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà (chủ biên của cuốn sách) - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) - Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân có vị trí quan trọng trong lịch sử hình thành Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đào sâu vào vào lớp cắt lịch sử này, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà nhận thấy nhiều chi tiết thú vị, qua đó, chúng khẳng định sự ra đời của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là một hiện tượng lịch sử độc đáo.
Sự ra đời đặc biệt của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
- Thưa PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà, trong tác phẩm "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" (2024), ông đã khẳng định sự ra đời của Đội là một hiện tượng lịch sử độc đáo, ông có thể lý giải rõ hơn điều này?
- Thông thường, các quốc gia thành lập chính quyền trước, sau đó mới xây dựng quân đội. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, để giành được độc lập dân tộc, chúng ta buộc phải khởi nghĩa vũ trang và lập ra các đội quân trước khi có chính quyền. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lực lượng này đóng vai trò nòng cốt trong đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ sau Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Điều này phù hợp với hoàn cảnh của một nước thuộc địa như Việt Nam hồi đó.
Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính là đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lực lượng này đóng vai trò nòng cốt trong đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ sau Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà
- Khi Đội thành lập, họ đã có với nhau 10 lời thề danh dự. 10 lời thề ấy cho chúng ta thấy điều gì?
- Qua 10 lời thề danh dự của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, tôi nhận thấy đây là những lời cam kết thể hiện tinh thần yêu nước mạnh mẽ, lòng tự hào dân tộc và ý chí quyết tâm giành độc lập cho đất nước.
Dù các cán bộ, chiến sĩ lúc bấy giờ chưa được trang bị nhiều về lý luận, nhưng họ đã mang trong mình truyền thống anh hùng của cha ông và khát vọng giải phóng dân tộc.
Những lời thề này không chỉ cụ thể, trực diện mà còn nhấn mạnh việc rèn luyện đạo đức, kỷ luật và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Đội quân này xác định mình là lực lượng chiến đấu từ nhân dân, vì nhân dân, lấy mục tiêu phục vụ đất nước và giành độc lập làm kim chỉ nam cho mọi hành động.
Cuốn sách Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quânra mắt vào dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Nhà xuất bản Kim Đồng. |
- Trong quá trình đào sâu nghiên cứu để thực hiện cuốn sách này, đâu là chi tiết khiến ông ấn tượng?
- Trong quá trình nghiên cứu về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, điều khiến tôi ấn tượng nhất là hoàn cảnh thành lập Đội trong khu rừng Trần Hưng Đạo hẻo lánh tại tỉnh Cao Bằng. Trong 34 cán bộ, có 28 người dân tộc thiểu số. Một số đội viên cũng chỉ mới 16 tuổi nhưng họ không quản nguy hiểm để cùng xây dựng một đội vũ trang nhằm chiến đấu vì độc lập dân tộc.
Buổi lễ thành lập tuy đơn sơ chỉ với một lá cờ nhỏ treo trên cây và vài hàng người đứng ngay ngắn, nhưng tinh thần chung rất trang nghiêm. Mọi người đọc mười lời thề, 12 điều kỷ luật và chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Đặc biệt, sau lễ thành lập, cả đội ăn một bữa cơm không muối, không rau, không thịt. Đây là một chủ đích để chứng tỏ ý chí đồng cam cộng khổ và quyết tâm vượt mọi khó khăn của các thành viên. Hình ảnh những con người xa lạ từ nhiều địa phương ngồi lại giới thiệu, làm quen, cùng chia sẻ mục tiêu đấu tranh vì Tổ quốc là một cảnh tượng đẹp.
Truyền thống đẹp được lưu truyền hơn 80 năm
- Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã có sự gia tăng đáng kể về lực lượng, ông nghĩ điều gì đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng này?
- Sự phát triển nhanh chóng của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân từ 34 cán bộ, chiến sĩ ban đầu thành một đại đội chỉ sau một tuần bắt nguồn từ nhiều yếu tố quan trọng. Trước hết, hai chiến thắng vang dội tại Phay Khắt và Nà Ngần vào ngày 25 và 26/12/1944 đã khẳng định năng lực chiến đấu của Đội, tạo niềm tin lớn lao không chỉ trong nội bộ mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến người dân địa phương. Khi chứng kiến sức mạnh của một đội quân cách mạng, người dân đã nhiệt tình ủng hộ và tích cực gia nhập.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Ảnh: Tư liệu Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. |
Thêm vào đó, phương châm “chính trị quan trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền quan trọng hơn tác chiến” mà lãnh tụ Hồ Chí Minh xác định ngay từ đầu đã giúp Đội vừa chiến đấu vừa mở rộng cơ sở, khiến người dân hiểu rõ ý nghĩa của cuộc chiến đấu. Sự đồng lòng của nhân dân là nguồn lực quý giá, thúc đẩy sự gia tăng nhanh chóng về quân số. Đến tháng 5/1945, chỉ sau 5 tháng, lực lượng này đã hợp nhất với các đội vũ trang khác, phát triển thành Việt Nam Giải phóng quân với quy mô lớn mạnh.
- Theo ông, các đơn vị sau này đã kế thừa được truyền thống quý báu nào từ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân?
Quân đội luôn xác định rõ tôn chỉ "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu", tạo nên sức mạnh và lòng tin yêu của quần chúng.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà
- Các thế hệ sau đã kế thừa những truyền thống quý báu của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đặc biệt là tinh thần ra quân đánh thắng trận đầu. Hai chiến thắng tại Phay Khắt và Nà Ngần không chỉ tạo khí thế chiến đấu mà còn đặt nền móng cho truyền thống này, tiếp tục được quân đội ta duy trì qua các giai đoạn lịch sử.
Truyền thống khắc phục khó khăn, gian khổ, đồng cam cộng khổ và gắn bó chặt chẽ với nhân dân cũng là giá trị cốt lõi. Quân đội luôn xác định rõ tôn chỉ "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu," tạo nên sức mạnh và lòng tin yêu của quần chúng. Chính những phẩm chất này đã làm nên bản sắc của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong suốt chặng đường phát triển.
Hành trình tìm lại nhân thân cho các đội viên
- Trong tác phẩm "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" (2024), phần thứ hai là danh sách 34 đội viên đầu tiên. Được biết danh sách này đã được lập nên từ nhiều năm trước đó, vậy cho đến nay chúng còn tiếp tục được nghiên cứu và bổ sung hay không?
- Ban đầu, danh sách 34 đội viên tại nhà bia ở khu rừng Trần Hưng Đạo chỉ ghi những thông tin cơ bản nhưng thiếu chi tiết như tên khai sinh, bí danh, quê quán, quá trình hoạt động, hay các phần thưởng được trao tặng. Qua hơn hai năm tìm hiểu, chúng tôi đã bổ sung thêm nhiều yếu tố quan trọng, từ thành phần dân tộc, quá trình chiến đấu.
Việc nghiên cứu này không chỉ giúp hoàn thiện danh sách mà còn làm sáng tỏ thêm một lát cắt quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, công việc vẫn còn nhiều thách thức, như thiếu tư liệu về ngày sinh, ảnh chân dung, do điều kiện khó khăn của các đội viên khi đó. Dù vậy, chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục làm rõ hơn nữa những câu chuyện và đóng góp của những con người đã đặt nền móng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bức phù điêu trong khu di tích rừng Trần Hưng Đạo (Cao Bằng). Ảnh: Tổng Cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao & Du Lịch). |
- Trên hành trình tìm kiếm lại danh tính từng chiến sĩ, điều gì khiến ông cảm thấy xúc động nhất?
- Trên hành trình tìm kiếm danh tính từng chiến sĩ, điều khiến tôi xúc động nhất chính là khoảnh khắc giúp gia đình tìm lại hình ảnh người thân đã hy sinh mà họ chưa từng có ảnh để thờ. Có trường hợp chúng tôi đến thăm gia đình, họ xác nhận người trong Đội là thân nhân của mình, nhưng không có bức ảnh nào để lưu giữ.
Chẳng hạn, vào năm 1994, một thành viên trong đội đã chụp ảnh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong dịp khánh thành nhà bia ở rừng Trần Hưng Đạo. Nhờ tìm lại các tờ báo thời điểm đó và xác minh qua các lão thành cách mạng, chúng tôi mới khẳng định được danh tính người chiến sĩ ấy.
Từ bức ảnh tư liệu tìm được, chúng tôi mang về Hà Nội, chỉnh sửa, bổ sung và trao lại cho gia đình một bức ảnh thờ hoàn chỉnh. Chứng kiến gia đình xúc động đến rơi nước mắt, tôi càng thấm thía ý nghĩa của công việc mình làm. Những câu chuyện như vậy là động lực lớn lao, nhắc nhở tôi rằng việc tìm kiếm và hoàn thiện danh tính các đội viên không chỉ là trách nhiệm lịch sử mà còn là món quà vô giá dành cho thế hệ sau.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected].Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.