Chiều 28/7,ướcgiếngnhiềunơiởTPHCMchứachấtgâyungthưtỷ số các trận đấu đêm qua Báo cáo với HĐND TP HCM, bác sĩ Lê Văn Nhân - Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP - cho biết chất lượng nước giếng trên địa bàn không đạt quy chuẩn của Bộ Y tế về chất lượng nước sinh hoạt. "Khi kiểm tra 1.400 mẫu nước ở 7 quận huyện ngoại thành, đa phần không đạt về chất lượng lý hóa (độ pH thấp và hàm lượng sắt cao) và một số không đạt chất lượng vi sinh", bác sĩ Nhân nói và cho biết nước có chất lượng pH thấp sẽ gây bệnh ngoài da; các vấn đề về tiêu hóa như trướng bụng, khó tiêu. Còn nước có tỷ lệ sắt quá cao (có màu, mùi tanh) cũng sẽ ảnh hưởng đến vấn đề tiêu hóa. Nhiều mẫu nước ở ngoại thành TP HCM được phát hiện nhiễm amoni, chất hữu cơ có thể gây bệnh ung thư khi đi vào cơ thể người. Ảnh minh họa: Trung Sơn.Cũng theo ông Nhân, nguy hiểm nhất là qua kiểm tra, phát hiện một số mẫu nước bị nhiễm chất amoni (110/1.400 mẫu). Nguyên nhân do giếng đào quá cạn hoặc không có bờ làm cho chất hữu cơ từ bên ngoài thấm vào, hoặc giếng đào gần các khu vực ô nhiễm. "Nếu sử dụng nước nhiễm amoni cho việc ăn uống hàng ngày sẽ gây tác hại rất lớn. Vì chất amoni sau khi chuyển hóa thành nitra, nitrit làm cho cơ thể chúng ta bị thiếu oxy, gây bệnh ung thư", bác sĩ Nhân cảnh báo. Phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng thành phố cũng cho hay, nếu người dân nghi ngờ hoặc không yên tâm chất lượng nước mình đang dùng có thể gọi đến đường dây nóng của Trung tâm Y tế dự phòng 0938 060869 (24/24), sẽ có chuyên gia đến kiểm tra, hướng dẫn cách xử lý. "Nghe nói nước nhiễm amoni là thấy sợ rồi. Vậy trong 1.400 mẫu nước được kiểm tra thì khu vực nào có anmoni? Sở ngành đã có báo cáo với UBND thành phố để có giải pháp hay không?", Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm băn khoăn. Về vấn đề này, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Nguyễn Thành Chung cho hay, thành phố có 11 phường tập trung chủ yếu ở quận 12 đang sử dụng nước sinh hoạt có nhiễm amoni như: An Thới, Tân Thới Nhất, Tân Thới Nhì, Hiệp Thành, Tân Thới Hiệp… "Nước ở đây chưa qua xử lý chứ không phải đã qua xử lý mà vẫn bị ô nhiễm. Từ nay đến cuối năm chúng tôi sẽ tiến hành đặt bồn, lắp đồng hồ tổng cung cấp nước", ông Chung khẳng định. Trước đó, trong phần thảo luận tổ về chất lượng nước sạch, đại biểu Thân Thị Thư - Trưởng ban tuyên giáo Thành ủy TP HCM - bày tỏ lo lắng với chỉ tiêu 100% người dân phải có nước hợp vệ sinh trong năm nay. “Tôi rất sợ đi tiếp xúc cử tri vì mắc cỡ với dân, bởi dân hỏi mà trả lời không được. Đến nay đã gần hết nhiệm kỳ nhưng nhìn lại thấy chưa làm được gì, không biết các đại biểu khác thấy sao chứ tôi mắc cỡ với dân lắm", bà Thư nói. Cùng quan tâm vấn đề chất lượng nước, đại biểu Nguyễn Văn Tùng cho rằng dù TP HCM rất tích cực chuyện lo nước sạch cho dân, nhưng đến cuối năm 100% người dân được sử dụng nước sạch "là không thể tin được". Còn đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tỏ ra hoài nghi thực trạng nước sạch hiện nay. "Chúng ta cần xét nghiệm nước ở 17 quận, huyện còn để có sự đánh giá chất lượng nước một cách toàn diện nhất", bà Hạnh đề nghị.
TheoVnExpress Sản xuất nước tăng lực giả bằng nước giếng khoan |