【sevilla vs villarreal】ECB bắt tay hành động để hồi sinh chính mình
Sự chung tay này cần được thể hiện qua những hành động rất cụ thể và “đời thường” như tăng cường chi tiêu,ắttayhànhđộngđểhồisinhchínhmìsevilla vs villarreal mua sắm, vay mượn, đầu tư, xuất khẩu hay mở rộng sản xuất.
Chủ tịch ECB, Mario Draghi hôm 22/1 đưa ra cam kết làm bất cứ điều gì để vực dậy nền kinh tế châu Âu khỏi suy giảm sâu và kéo dài. ECB sẽ mua 1.100 tỷ euro tương đương 1.300 tỷ USD thông qua mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp kéo dài đến tháng 9/2016 hoặc có thể lâu hơn nếu cần để giảm giá đồng euro, thúc đẩy xuất khẩu và khuyến khích cho vay, tiêu dùng và thuê nhân công.
“ECB đã làm việc mà họ cần phải làm”, Jacob Kirkegaard, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson cho biết. Hiện tại, khu vực EU cần phải hành động.
Tựu chung lại, nền kinh tế gồm 19 quốc gia liên minh tiền tệ này chỉ đạt tăng trưởng 0,2% quý 3 năm 2014. ECB đã có hành động và nền kinh tế này cần làm 5 việc dưới đây để hồi sinh chính mình:
Chi tiêu chính phủ
Khi cuộc đại suy thoái đi qua, thay vì chi tiêu để thúc đẩy tăng trưởng, nhiều chính phủ trong khu vực EU lại cắt giảm chi tiêu và tăng thuế để giảm dần các khoản nợ của họ. Kết quả lại thành ảm đạm khi khu vực này rơi vào khủng hoảng năm 2011. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), năm nay, EU chỉ hy vọng mức tăng trưởng 1,2%. Tỷ lệ thất nghiệp tại EU là 11,5% trong khi ở Mỹ là 5,6%.
Kirkegaard và các nhà kinh tế khác cho rằng EU nên đầu tư nhiều hơn vào đường sá và các dự án cơ sở hạ tầng khác để tiếp sinh lực cho việc tuyển dụng và tăng trưởng. Trong số các trái phiếu mà ECB mua có thể có những trái phiếu dùng để cấp cho các dự án cơ sở hạ tầng của Ngân hàng Đầu tư châu Âu, một phần của Liên minh châu Âu, Kirkegaard nói. Tuy nhiên, Đức và một số nước châu Âu giàu có khác phản đối việc chi tiêu tích cực vào các công trình công cộng và lo lắng họ sẽ kết thúc chỗ đứng của các trái phiếu này.
Niềm tin tiêu dùng
Người tiêu dùng châu Âu thờ ơ với việc chi tiêu. Một lý do là với một nền kinh tế thiếu "máu", giá cả đang thực sự rơi xuống – còn 0,2% trong tháng 12. Chính giá cả không ổn định khiến người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu. Họ tìm những thứ mà họ có thể mua rẻ hơn trong tương lai. Chương trình mua trái phiếu của ECB được dự định để phá vỡ suy nghĩ đó và để thuyết phục người tiêu dùng rằng giá sẽ tăng lên và khuyến khích họ mua sắm ngay bây giờ hơn là sau này.
Việc mua trái phiếu cũng có thể đẩy giá cổ phiếu và làm cho các nhà đầu tư cảm thấy giàu có hơn và sẵn sàng hơn để chi tiêu.
Một vài dấu hiệu tích cực đã xuất hiện nhưng vẫn khiêm tốn. Theo Ủy ban châu Âu, niềm tin tiêu dùng Eurozone đã tăng trong tháng 1 so với tháng 12, mặc dù nó vẫn còn ở mức thấp. Và doanh số bán ô tô tăng 5,7% năm ngoái sau 6 năm giảm liên tiếp.
Xuất khẩu nhiều hơn
Nhiều nhà kinh tế cho rằng, việc mua trái phiếu của ECB chủ yếu để làm giảm giá trị của đồng euro và do đó giúp cho các nhà xuất khẩu châu Âu có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài. Giá trị của đồng euro giảm và lãi suất cũng giảm theo, nhà đầu tư sẽ chuyển tiền vào các khoản đầu tư thu nhập cố định với năng suất cao hơn như trái phiếu chính phủ Mỹ chẳng hạn. Một sự thay đổi như vậy sẽ làm giảm giá trị của đồng euro.
Quả đúng vậy, sau thông báo hôm 22/1, suy đoán như thế của nhà đầu tư đã đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất so với đô la Mỹ trong 11 năm qua. Một đồng tiền rẻ hơn là gấp đôi giá trị cho các công ty châu Âu: Nó làm cho các sản phẩm và dịch vụ giá cả phải chăng hơn ở các nước khác. Và nó làm tăng lợi nhuận do doanh thu những công ty bằng đồng đô la chẳng hạn có giá trị nhiều lần euro tiền được đưa về nước.
Đồng euro yếu hơn cũng làm tăng giá hàng nhập khẩu sang châu Âu, qua đó nâng cao lạm phát gần với mức bình thường. "Mục đích của ECB là để làm suy yếu nghiêm trọng đồng euro và do đó thúc đẩy xuất khẩu và tăng nhập khẩu", Tom Elliott, chiến lược gia đầu tư quốc tế tại Devere Group, một hãng tư vấn tài chính cho biết.
Cải cách kinh tế
Các nhà kinh tế cho biết các nước châu Âu - đặc biệt là Pháp và Ý - có thể làm nhiều hơn nữa để khuyến khích tăng trưởng bằng việc bãi bỏ các quy định cứng nhắc bao gồm các quy tắc không khuyến khích sử dụng lao động từ việc thuê họ nhưng không thể sa thải nhân viên khi họ đang làm việc. Các quy tắc này nhằm bảo vệ những công nhân lớn tuổi nhưng lại làm mất cơ hội của người trẻ ở thị trường việc làm: tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đồng euro cho những người dưới 25 là 23,7%.
Thủ tướng Ý Matteo Renzi đã thề hiện những cải cách. Nhưng Tổng thống Pháp Francois Hollande "đã không sẵn sàng chấp nhận những rủi ro chính trị", Kirkegaard nói.
Những ngân hàng mạnh hơn
Các ngân hàng châu Âu vẫn chưa phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính. Nhiều ngân hàng vẫn còn mang nợ xấu. Họ thiếu niềm tin để cho vay đối với người tiêu dùng và các công ty hoặc để kinh doanh với nhau. Các nhà kinh tế cho rằng, các ngân hàng cần phải tăng cường các vùng đệm của họ chống lại thiệt hại do việc huy động vốn hoặc nhận được sự giúp đỡ từ chính phủ.
Khi ngân hàng không cho vay, nền kinh tế của châu Âu không thể phát triển. Các công ty châu Âu chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng cho hoạt động kinh doanh của mình, Eric Lascelles, nhà kinh tế trưởng tại RBC Quản lý tài sản toàn cầu cho biết.
Carl Weinberg, kinh tế trưởng tại High Frequency Economics vẫn còn nghi ngờ về kế hoạch mua trái phiếu của ECB.
“Chương trình này sẽ mang lại lợi suất trái phiếu và lãi suất ở mức thấp, cả trong EU và trên toàn thế giới. Nó sẽ làm giảm giá trị đồng euro và làm tăng giá tài sản. Ba tác dụng sẽ có lợi cho nền kinh tế EU. Liệu kết quả này có thể thúc đẩy tăng trưởng như mong muốn? ... Chúng ta đang hoài nghi. Sau một đốm sáng ngắn hạn, sự hạn chế tín dụng sẽ diễn ra. Cho đến khi các ngân hàng cố định và cho vay trở lại, sẽ không thể có bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế bền vững hay có ý nghĩa nào"./.
Vũ Hoa (theo Chron)
相关文章
Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
Theo Thông tư, Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân và Ban Điều hành Quỹ chịu trách nhiệm trước pháp2025-01-10HDBank kết nối doanh nghiệp tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2017
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm gian hàng HDBank tại diễn đàn. HDBank đã xây dựng mô hình phòng2025-01-10Giám đốc quỹ khởi nghiệp: "Startup Việt không thua kém các nước"
Ông Phạm Duy Hiếu cho rằng khởi nghiệp tại Việt Nam đang đi vào chiều sâu. Ảnh: NVCC. Giám đốc điề2025-01-10VPBank tăng vốn lên hơn 15.706 tỷ đồng
Được biết, tháng 7/2017, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của VPBank đạt 903 tỷ đồng, lũy kế 7 tháng đầ2025-01-10Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
Chiều 15/8, Công an TP.HCM tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an2025-01-10TPHCM chuyển đổi đèn chiếu sáng đô thị hiện hữu thành đèn chiếu sáng đô thị thông minh
Theo Kế hoạch thực hiện Chương trình Chương trình phát triển hệ thống chiếu sáng đô thị Thành phố Hồ2025-01-10
最新评论