当前位置:首页 > La liga

【bong da wap tỷ lệ】Chi trả gần 7.000 tỷ đồng trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng

Kính gửi BBT

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Văn Thanh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Bùi Tư

1,ảgầntỷđồngtrợcấpthấtnghiệptrongthábong da wap tỷ lệ4 triệu người bị mất việc làm

Chiều 29/6, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn về lao động, việc làm cho doanh nghiệp do tác động của đại dịch Covid-19.

Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, số lao động bị mất việc làm trong 6 tháng đầu năm là 1,4 triệu người. Lao động mất việc làm tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, lao động bán buôn bán lẻ, ngành vận tải kho bãi và lao động trong ngành dịch vụ lưu trú ăn uống.

Một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH PouYuen Việt Nam dự kiến cắt giảm gần 3.000 lao động trong thời gian tới; Công ty dệt may Huê Phong, Công ty gỗ Woodworth Wooden cũng đã xây dựng kế hoạch cắt giảm hơn 2.000 lao động do lượng đơn hàng giảm đến 50%.

Một loạt các thị trường lao động nước ngoài lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc… bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam. Nhiều đơn hàng tuyển dụng, đợt xuất cảnh lao động đều bị tạm dừng. Trong 6 tháng đầu năm 2020, lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giảm 39,7%.

Trong khi số lao động mất việc làm liên tục gia tăng thì kết quả giải quyết việc làm trong 6 tháng đầu năm rất thấp, ước tính giải quyết việc làm cho 540.000 lao động, đạt 36,5% kế hoạch đặt ra.

“Những khó khăn của thị trường lao động được thể hiện qua việc người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2020 tăng 32% so với cùng kỳ năm 2019 (tương đương 565.000 người). Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp lên đến gần 7.000 tỷ đồng, tăng 40%” - ông Bình cho biết.

Cũng theo ông Bình, Chính phủ ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Các giải pháp phần lớn mới tập trung hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Với doanh nghiệp, mặc dù đã có các chính sách vay vốn để trả lương ngừng việc, tạm ngừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất… nhưng chưa thực sự có tác động sâu sắc.

Sẽ có giải pháp hỗ trợ mạnh hơn

Bà Nguyễn Hoài Thu - Phó Giám đốc SaiGontourist cho biết, sau thời gian giãn cách xã hội doanh nghiệp vẫn đang cố gắng giữ nguồn lực, chưa cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, những dấu hiệu để phục hồi du lịch chưa khởi sắc.

Bà Thu cho biết, ngoài du lịch nội địa thì du lịch quốc tế và đưa người Việt Nam ra nước ngoài chưa được mở cửa. Trong khi đó, đây là nguồn chiếm tỷ trọng cao. Bên cạnh đó, đến hết tháng 6, nguồn tích luỹ của doanh nghiệp đã dần cạn. Do đó, doanh nghiệp đang rà soát lao động để có biện pháp mới trong những tháng tiếp theo.

Theo bà Thu, để có giải pháp hỗ trợ, hồi phục doanh nghiệp sau dịch, doanh nghiệp kiến nghị được phép miễn thị thực và giảm thị thực cửa khẩu cho khách quốc tế vào Việt Nam. Đồng thời cho phép doanh nghiệp và lao động chậm nộp bảo hiểm xã hội tới hết năm 2021.

Ông Đỗ Anh Tuấn - đại diện Tổng công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động trầm trọng tới doanh nghiệp ngành du lịch. Với Hanoitourist, kết quả sản xuất 2 quý đầu năm chỉ đạt 93 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch năm. Lượng khách lưu trú giảm 39% trong khi công suất phòng giảm 43% so với cùng kỳ năm 2019.

Cũng theo ông Tuấn, mặc dù thị trường nội địa đang dần phục hồi, tuy nhiên khai thác du lịch khách quốc tế, đưa khách Việt ra nước ngoài vẫn chưa được phép hoạt động trở lại. Vì vậy, doanh nghiệp đang ngày càng gặp nhiều khó khăn, nhiều dự án của doanh nghiệp đã phải dừng lại.

Ông Vũ Trọng Bình cho biết, để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH đã thảo luận, đưa ra một số đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo đó, bộ này kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng có những chính sách, chiến lược mạnh dạn, tức thời để khai thông nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kiến tạo môi trường kinh doanh minh bạch, đơn giản hóa thủ tục và điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp tự tin hơn trong đầu tư dài hạn.

Cùng với đó, Bộ LĐ-TĐB&XH chủ động nắm bắt thị trường lao động trên địa bàn để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong trường hợp thiếu hụt nguồn lao động, chuyên gia nước ngoài, lao động bị thôi việc, mất việc làm. Bộ cũng sẽ nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung cầu - lao động cũng như thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, sử dụng lao động, thu thập, cập nhật thông tin thị trường lao động.

Xác định các doanh nghiệp, người lao động còn gặp nhiều khó khăn, cần hỗ trợ sớm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TĐB&XH Lê Văn Thanh cho biết, Chính phủ có chủ trương tiếp tục hỗ trợ người lao động, trước đã hỗ trợ rồi nhưng tới đây hỗ trợ mạnh hơn nữa. Trong phiên họp của Chính phủ tới đây sẽ tiếp tục bàn giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ mạnh hơn./.

Bùi Tư

分享到: