您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【keo 1.5】Trót yêu Kinh thành Huế

Cúp C1381人已围观

简介Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh (bên phải) tại buổi nói chuyện với chủ đề: “Di tích Kinh thành Huế qua nhật k ...

Nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh (bên phải) tại buổi nói chuyện với chủ đề: “Di tích Kinh thành Huế qua nhật ký nghiên cứu Huế”. Ảnh: Bảo tàng Văn hóa Huế.

1. Cách đây một năm,ótyêuKinhthànhHuếkeo 1.5 kiến trúc sư trẻ Lê Ngọc Tuấn Anh (sinh năm 1989), Giám đốc Công ty TNHH MTV Mỹ nghệ Thông Minh TAYTA từng chia sẻ về ý tưởng một đề án gấp lại toàn bộ Kinh thành Huế trong những cuốn sách, từ các cổng ra vào cho đến các di tích đã đổ sụp. “Nó cần ít nhất 2 năm để thực hiện. Chúng tôi có thể bán sản phẩm mô phỏng một cách trọn vẹn nhất quần thể Kinh thành Huế đến khắp nơi trên thế giới. TAYTA muốn có sự hỗ trợ để xây dựng đề án này”, Tuấn Anh cho biết.

Nhiều năm trước, khi còn là sinh viên Khoa Kiến trúc, ĐH Khoa học – ĐH Huế, khi bắt gặp những tấm thiệp giấy được bày bán ở Huế, Tuấn Anh ấn tượng với hình thức tuy đơn giản nhưng rất đẹp của chúng. Tuy nhiên, về mặt nội dung, những tấm thiệp đó không nổi bật và đặc sắc. Lúc đó, Tuấn Anh đã nghĩ phải cải thiện những tấm thiệp này, tạo sự mới mẻ. Từ ý tưởng đó, Tuấn Anh cho ra đời những tấm thiệp về những công trình như Ngọ Môn, Phu Văn Lâu, Nghinh Lương Đình…  được điêu khắc tỉ mỉ và được trang trí lấp lánh với hệ thống ánh sáng đèn LED bên trong. Những sản phẩm độc đáo này đã đạt giải Nhất cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo - Huế 2016” do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức. Đặc biệt, sản phẩm Ngọ Môn Huế từng được vinh dự làm quà tặng cho khách quý của tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Đã viết chung nhiều cuốn sách về văn hóa - lịch sử Huế, như cuốn “Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn” (Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 1995), “Đôi nét miền Trung” (Nxb. Hội Nhà văn, xuất bản năm 1996), và đã có trong tay những cuốn sách in riêng về văn hóa – lịch sử Huế, như cuốn “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (Nxb. Thuận Hóa, xuất bản năm 1996, tái bản năm 1998, 2000), cuốn “Giữ hồn cho Huế” (Nxb. Thuận Hóa, xuất bản năm 2004); nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh (hội viên Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, hiện sinh hoạt tại Chi hội TP. Huế) vẫn cháy bỏng niềm đam mê nghiên cứu. Lần này, sau nhiều năm nghiên cứu thực địa, nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã có trong tay những tư liệu giá trị về quá trình xây dựng, trùng tu và những tác động, ảnh hưởng do thiên tai, chiến tranh và sự xâm lấn của cư dân đến di tích Kinh thành Huế, để từ đó đưa đến buổi nói chuyện với chủ đề “Di tích Kinh thành Huế qua nhật ký nghiên cứu Huế” tại Bảo tàng Văn hóa Huế vào sáng15/3 vừa qua. Ông Trần Huy Thanh, Chi hội trưởng Chi hội Khoa học Lịch sử TP. Huế, nhận xét: “Với 60 năm tuổi đời nhưng nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã có 30 năm đi nghiên cứu thực địa về di tích Kinh thành Huế. Thành quả đạt được là 18 cuốn sổ tay nhật ký dày hơn 1.000 trang và những bài báo, bài nghiên cứu và những cuốn sách có giá trị cao về mặt khảo cứu”.

Cầm trên tay những viên gạch cổ, những viên đạn thần công, nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh tỉ mỉ kể về chúng như đang viết những trang sử bằng hình ảnh. Tiếp đó, những bức ảnh được chụp về Kinh thành Huế xưa và nay được chia sẻ lên màn hình chiếu. Những tư liệu quý cũng được giới thiệu. Đáng chú ý nhất là hai tư liệu: Giấy thưởng công đợt tu sửa kinh thành dưới thời vua Minh Mạng và văn bản của chính quyền cách mạng thành phố Huế vào năm 1975 có nội dung về khu vực thượng thành. Theo nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, đây là những tư liệu sẽ có giá trị khi phục vụ cho công tác bảo tồn Kinh thành Huế sau này, nhất là trong tình hình hiện nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 370/QĐ-UBND phê duyệt đề án Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích Kinh Thành Huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế.

Bà Nguyễn Hồng Hoa Tranh, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế, chia sẻ: “Những tư liệu về di tích Kinh thành Huế qua những lần nghiên cứu thực địa của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh được trưng bày lần này tại Bảo tàng là những tư liệu có giá trị. Chúng tôi chân thành cám ơn nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh đã có buổi nói chuyện và trưng bày về di tích Kinh thành Huế tại Bảo tàng Văn hóa Huế”.

Ông Thái Công Nguyên, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho rằng, những nghiên cứu về di tích Kinh thành Huế của nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh có giá trị cao về mặt tư liệu. Bởi vậy, các cơ quan làm công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế cần liên hệ với nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh để hệ thống hóa nguồn tài liệu quý giá này.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân từng khẳng định: “Không ai hiểu Huế bằng người Huế. Không ai yêu Huế bằng người Huế”. Những người con xứ Huế, như kiến trúc sư trẻ Lê Ngọc Tuấn Anh, nhà nghiên cứu Hồ Vĩnh, chính là những “con tằm nhả tơ” để Huế ngày một đẹp hơn, phát triển hơn.

Nguyễn Văn Toàn

Tags:

相关文章