游客发表
Cầu Sài Gòn hiện hữu trên tuyến lộ nhựa phẳng phiu dẫn về trụ sở xã Long Bình,kết quả sagan tosu thị xã Long Mỹ ngày nay không chỉ là tên gọi đơn thuần mà nó gắn liền với địa danh nổi tiếng một thời trong kháng chiến chống Mỹ - ngụy của dân và quân nơi đây.
Cầu Sài Gòn trên tuyến lộ nhựa dẫn về trụ sở xã Long Bình.
Đó là xóm Sài Gòn, ở ấp Bình Lợi, xã Long Bình ngày nay. Nơi đây được xem như hậu phương vững chắc cho quá trình chiến đấu, mở rộng địa bàn hoạt động của lực lượng dân quân, du kích địa phương năm xưa. Khi nhắc đến xóm này, ông Lê Văn Ngôn, ở ấp Bình Lợi hiện đã 91 tuổi như sống lại thời điểm mà bản thân ông cùng bà con nơi đây quên mình vượt hiểm nguy, bí mật vận chuyển súng đạn, lương thực tiếp tế cho quân ta quyết lòng đánh giặc.
Thời đó, ông Ngôn còn tích cực tham gia công tác binh vận, nuôi chứa cách mạng cũng như âm thầm báo tin cho bộ đội ta tránh được nhiều trận càn quét của kẻ thù. Tuy tuổi cao, sức yếu nhưng ông Ngôn vẫn đủ minh mẫn để kể rõ thêm nguồn gốc hình thành xóm Sài Gòn. “Tôi chỉ nhớ sau nhiều năm đồng khởi 1960, để tránh bom đạn ác liệt, bà con di cư về đây lập nhóm sinh sống đông đúc nên gọi là xóm Sài Gòn”, ông Ngôn hồi tưởng.
Lúc ấy, ông Đoàn Văn Trung, ở ấp Bình Lợi còn là thiếu niên chạc tuổi 13-14. Tuy nhiên, khi chứng kiến cảnh kẻ thù giày xéo quê hương nên ông quyết lòng tham gia du kích địa phương. Cũng nhờ trực tiếp chiến đấu cùng đồng đội tại địa bàn này mà ông Trung nhớ mồn một tên người khởi xướng đào kênh, hình thành tuyến đường lưu thông, vận chuyển vũ khí huyết mạch cho bộ đội ta trước khi người dân di cư về đây lập xóm Sài Gòn.
Theo lời ông Trung, vào năm 1961, ông Nguyễn Văn Mẹo, Bí thư Đảng ủy xã đứng ra vận động dân thực hiện bằng cách đầu đất của ai thì người đó đào tuyến kênh rộng 1,2m, chủ yếu phục vụ cho việc chuyên chở súng ống, đạn dược phục vụ cho cách mạng. Ban đầu tuyến kênh này có tên Chúc Thọ. Đến năm 1965, sau trận Vịnh Chùa, địch dội bom càn quét, hủy hoại nhiều nhà cửa nên bà con kéo lên cất chòi lá, nhà cột đủng đỉnh dọc theo tuyến kênh này ở.
“Mật độ dân cư dày đặc 3-4 lớp nhà nên tên xóm và kênh Sài Gòn kéo dài hơn 1,2km từ đây mà ra. Lúc đó, cứ vào khoảng 8-9 giờ sáng mỗi ngày, sau khi dò xét không có địch đánh phá là du kích của mình cũng trở về ở cùng gia đình và đến 7-8 giờ tối thì quay trở lại địa bàn hoạt động. Kể từ năm 1970, do địch đóng đồn, thường xuyên tổ chức những cuộc bình định nên người dân cũng bắt đầu di tản dần cho đến ngày giải phóng”, ông Trung kể.
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ông Trung tiếp tục công tác ở địa phương, có giai đoạn giữ chức Bí thư Đảng ủy xã và Chi bộ ấp Bình Lợi trước khi chính thức trở về sống cùng gia đình ở xóm Sài Gòn vào năm 2016. Hiện, ông bước sang tuổi 74 nhưng đôi chân không còn nguyên vẹn bởi trong lúc tham gia trận đánh Chi khu Long Mỹ vào ngày 23-11-1965, ông bị trúng mìn phải cắt đi một phần chân trái.
Khác với ông Trung, sau giải phóng, ông Lê Văn Bảnh, ở ấp Bình Lợi quyết định rời quân ngũ trở về lo làm kinh tế và xây dựng cuộc sống gia đình. Ông Bảnh cũng tham gia du kích địa phương khi còn là thiếu niên chưa đến tuổi 15. Vào các năm 1972-1973 chính là giai đoạn đáng nhớ nhất trong quá trình hoạt động cách mạng của ông. Bởi những năm này, ông trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh quan trọng, buộc địch phải thu hẹp dần địa bàn chiếm đóng.
“Sau những ngày nóng bỏng của “mùa hè đỏ lửa” năm 1972, địch đánh phá thêm ác liệt, với những trận biệt kích dữ dội. Đỉnh điểm là năm 1973, khi ấy tôi là Xã đội trưởng tập trung anh em đánh tan Tiểu đoàn 3 của Sư đoàn 9. Trong trận này, chúng tôi bắt sống, tiêu diệt gần hết tiểu đoàn, còn sót hơn chục tên chạy ra lộ thoát thân. Từ đó về sau, đồn giặc chạy hết, rút về co cụm gần trung tâm Long Mỹ, xóm Sài Gòn hầu như không còn bóng giặc”, ông Bảnh tự hào cho biết.
Kể từ ngày tiếp thu cho đến nay, bộ mặt làng quê của xóm Sài Gòn không ngừng “thay da đổi thịt”. Tuyến kênh đào thủ công năm xưa rộng 1,2m giờ đã được xáng múc mở rộng thông thoáng. Hai bên bờ kênh còn được nâng cấp, gia cố thành tuyến đường cho xe gắn máy lưu thông thay cho việc đi lại bằng xuồng ghe bất tiện. Nhà tường kiên cố, khang trang mọc lên ngày càng nhiều. Qua đó cho thấy đời sống vật chất lẫn tinh thần của bà con nơi đây chuyển biến tích cực.
Ông Dương Tuấn Kiệt, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Long Bình, cho biết, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ về chiến công của xóm Sài Gòn này. Mặt khác, kiến nghị Đảng ủy, UBND cũng như cấp trên xem xét hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp nói chung, trồng cây ăn trái nói riêng mang lại hiệu quả cao để bà con địa phương có cuộc sống ổn định hơn, từng bước vươn lên khá giàu.
“Chúng tôi cũng sẽ đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông nông thôn ở hai bên bờ kênh Sài Gòn đang bị xuống cấp trầm trọng. Cụ thể là có kế hoạch nâng cấp hoặc làm mới nhằm tạo điều kiện giúp bà con đi lại thuận lợi, nhất là con em học sinh trong xóm đến trường được dễ dàng hơn”, ông Kiệt thông tin thêm.
Bài, ảnh: NGUYỄN GIA
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接