Xác định ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT),ênBáithúcđẩychuyểnđổisốhướngtớipháttriểnytếthôlbd hn chuyển đổi số (CĐS) là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, thời gian qua, ngành y tế Yên Bái đã triển khai hiệu quả các ứng dụng: quản lý văn bản và điều hành điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, liên thông dữ liệu khám chữa bệnh (KCB) BHYT, quản lý thông tin KCB... góp phần nâng cao chất lượng KCB, tạo sự đổi mới cho hệ thống y tế, thúc đẩy CĐS hướng tới phát triển y tế thông minh.
Là bệnh viện hạng 2 khu vực tuyến tỉnh, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 300 lượt bệnh nhân.
Để tăng cường thực hiện Đề án 06 của Chính phủ( Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030”), từ tháng 8/2022, Bệnh viện đã tiến hành sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, đồng thời sử dụng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp để đăng ký khám, chữa bệnh BHYT cho người bệnh.
Đặc biệt, năm 2023, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ đã chạy thử bệnh án điện tử (BAĐT) giúp số hóa hồ sơ, tích hợp tiện ích, loại bỏ nhiều công đoạn trong KCB, tiết kiệm khá lớn chi phí in ấn giấy tờ, và thời gian của bệnh nhân cũng như y bác sĩ.
Ông Hà Quang Hồng, tổ 4, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ chia sẻ: "Tôi bị cao huyết áp, tiểu đường chục năm nay. Trước đây, mỗi lần vào viện tôi phải mang rất nhiều giấy tờ, sổ khám bệnh nhưng giờ đã khác. Các thủ tục hành chính (TTHC) đăng ký KCB đã được rút gọn, người bệnh chỉ việc đặt lịch khám và đến đúng thời gian, không phải mang nhiều giấy tờ, không phải chờ đợi, rất thuận tiện”.
Cùng với đó, Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cũng đã tích cực ứng dụng CNTT vào mọi hoạt động để đơn giản hóa TTHC, tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh như: thanh toán viện phí không dùng tiền mặt, tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp; đảm bảo liên thông 100% giấy chứng sinh, giấy chứng tử và giấy khám sức khỏe lái xe trên hệ thống thông tin giám định của BHYT theo quy định; thực hiện liên thông đơn thuốc điện tử cũng như khai báo lưu trú cho bệnh nhân điều trị nội trú. Hệ thống Telehealth và Telemedicine được duy trì thường xuyên để tham gia KCB từ xa hàng ngày, đào tạo trực tuyến hàng tuần và tham gia hội chẩn hàng tháng...
Bác sĩ Phan Thanh Tôn - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ cho biết: "Hướng tới mục tiêu Bệnh viện thông minh, bệnh viện không giấy tờ. Bệnh viện đã và đang thực hiện chữ ký số, chữ ký điện tử; khai thác tối ưu sử dụng hệ thống phần mềm PACS, phần mềm EMR đồng thời, nâng cấp cơ sở hạ tầng về đường truyền máy chủ, các trang thiết bị tại đơn vị... Dự kiến đầu quý III năm nay, Bệnh viện sẽ chính thức áp dụng BAĐT”.
Cùng với Bệnh viện Đa khoa khu vực Nghĩa Lộ, giải quyết các bài toán trong chăm sóc sức khỏe cho người dân hướng tới phát triển y tế thông minh, Bệnh viện Tâm thần tỉnh đã áp dụng BAĐT từ ngày 1/1/2024, thực hiện lưu trữ hồ sơ BAĐT thay cho hồ sơ bệnh án giấy; lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế thay cho in phim và lưu trữ thông tin xét nghiệm thay cho việc in giấy với các hoạt động cụ thể, như: lấy số tự động, thanh toán không dùng tiền mặt, chữ ký số, ký điện tử và trả kết quả xét nghiệm qua mã QR...
Tại các khoa của Bệnh viện Tâm thần tỉnh đã truyền tải hình ảnh lưu trữ trong bệnh án điện tử thay cho việc in kết quả.
Bác sĩ Mai Long Sơn - Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh cho biết: "Bệnh viện đã triển khai đầy đủ các quy chế, phương án xử lý sự cố an ninh mạng, quy chế đảm bảo an toàn thông tin, các quy chế sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử, thông tin bảo mật, quyền riêng tư… Bệnh viện cũng đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và điều hành, cải tiến quy trình KCB, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân ngay từ khâu tiếp đón đến khám và điều trị... Qua thời gian sử dụng BAĐT cũng đã cho thấy những hiệu quả rõ rệt trong quản trị tài chính, nhân lực, tiết kiệm chi phí của Bệnh viện cũng như giảm thời gian chờ đợi của người bệnh. Bệnh viện đang tiếp tục đẩy mạnh CĐS để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người bệnh tiếp cận với các dịch vụ của Bệnh viện”.
Xác định ứng dụng CNTT, CĐS là nhiệm vụ quan trọng để xây dựng hệ thống y tế hiện đại, chất lượng cao, thời gian qua, ngành y tế tỉnh đã đề xuất với tỉnh ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng CNTT nhằm thực hiện chương trình CĐS quốc gia, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế.
Hiện, toàn ngành đã thực hiện quản lý văn bản và điều hành điện tử, tích hợp chữ ký số trong chuyển, gửi văn bản điện tử; thực hiện giao dịch điện tử, cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến toàn trình cấp độ 3, 4 với tỉ lệ cao. Tất cả các trạm y tế đang triển khai hiệu quả các phần mềm thống kê y tế, phần mềm KCB, quản lý bệnh bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, HIV, sức khỏe sinh sản, dân số, tiêm chủng mở rộng… hỗ trợ cho công tác theo dõi, quản lý đối tượng, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn. Hiện đã có trên 86% người dân toàn tỉnh được quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử.
Ngành y tế đã thực hiện KCB từ xa, khám chữa bằng CCCD có gắn chíp và ứng dụng VNeID tại 198 cơ sở KCB trên toàn tỉnh. 100% cơ sở y tế thực hiện thanh toán dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; liên thông dữ liệu giấy chứng sinh, giấy báo tử, giấy khám sức khỏe lái xe theo Đề án 06 của Chính phủ. Tất cả các cơ sở KCB trong toàn tỉnh đã triển khai phần mềm quản lý thông tin KCB (HIS), 8 đơn vị đã có hệ thống hệ thống lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh (PACS).
Hiện đã có 4 đơn vị công bố thành công BAĐT là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Tâm thần, Trung tâm Y tế huyện Yên Bình. Sử dụng BAĐT đã giúp cho các cơ sở KCB triển khai hiệu quả hơn công tác KCB, công khai minh bạch, quản trị tài chính, nhân lực, tiết kiệm chi phí cũng như giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành, hiện nay hệ thống y tế trong tỉnh vẫn còn thiếu đồng bộ về hạ tầng CNTT, các quy trình cũng như quy định chung; sự đồng lòng của người dân là sự hỗ trợ rất lớn đối với công cuộc CĐS y tế song một bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm đến các dịch vụ y tế số, do chưa quen với việc sử dụng các công nghệ mới hoặc lo lắng về tính bảo mật của các thông tin cá nhân. Bên cạnh đó, CĐS trong y tế đòi hỏi một nguồn lực đáng kể, bao gồm cả tài chính, nhân lực và hạ tầng CNTT; các máy móc, thiết bị tại các đơn vị y tế được mua sắm ở các thời điểm khác nhau, chưa đồng bộ dẫn đến việc kết nối có những khó khăn.
Cùng với đó, trình độ, năng lực ứng dụng CNTT của cán bộ y tế không đồng đều, nhất là những cán bộ đã lớn tuổi; kinh phí triển khai CNTT chưa được tính toán vào cơ cấu giá dịch vụ y tế (các cơ sở y tế hiện vẫn đang tự bố trí kinh phí từ các nguồn KCB), đồng thời chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể về cơ chế thuê, mua phần mềm … Do vậy, các cơ sở y tế còn lúng túng khi triển khai. Chưa hình thành kho dữ liệu dùng chung ngành y tế nên việc kết nối, liên thông dữ liệu KCB giữa các cơ sở KCB trong tỉnh và ngoài tỉnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân cũng còn gặp nhiều khó khăn…
Minh Huyền(Báo Yên Bái)