Trao đổi với VietNamNet về quyết định của TP.HCM yêu cầu tạm dừng dịch vụ karaoke chỉ sau 2 ngày cho phép mở lại,ánkaraokekhócròngthiệthạitiềntỷdotrởtaykhôngkịkqbđ laliga các đơn vị cho biết đang “khóc ròng” và quá buồn khi biết yêu cầu của chính quyền.
Đại diện hệ thống Karaoke ICool – anh Nguyễn Quế Sơn thông tin, hàng hóa nhập về số tiền khoảng 1,5 tỷ để phục vụ khách mà chưa biết phải làm sao. Trong khi, DN mới phải vay thêm ngân hàng tức thì để chuẩn bị cho việc mở lại chứ công ty đã cạn tiền sau thời gian đóng cửa hơn nửa năm (từ tháng 5/2021).
Ngoài ra, cả trăm nhân viên của 18 chi nhánh tốn công sức, chi phí test đi từ quê để lên TP.HCM làm việc thì nay rơi vào cảnh “thất thần”. “Nhiều nhân viên tạp vụ lớn tuổi mới xin nghỉ bên khác để qua đây làm thì giờ nghe tin rớt nước mắt. Lãnh đạo công ty cũng phải khóc mà không biết làm sao”, anh Sơn nói.
Anh Lê Hoàng Việt - quản lý chuỗi Karaoke Nnice cũng cho biết, DN trở tay không kịp với quyết định từ phía nhà chức trách. DN này gặp may vì mới chỉ nhập hàng cầm chừng và các mặt hàng khô chứ không phải hàng tươi sống, do đó thời gian dự trữ được lâu hơn.
Theo anh Việt, may là TP cho mở hôm trước hôm sau bắt đóng chứ nếu để 1 tuần, khi nhân viên ở quê lên hết, hàng hóa nhập về nhiều thì thiệt hại là khôn lường.
Về phương án giải quyết, hệ thống ICool đang phải đi xin nhà cung cấp tiêu thụ lại giúp hàng hóa và chấp nhận lỗ một phần. Các mặt hàng tươi thì đơn vị này buộc phải phân bổ lại cho nhân viên sử dụng. Bên cạnh đó, DN đang bố trí chỗ ở và công việc tạm thời cho số lượng nhân sự mới từ quê lên mà cũng chưa biết sẽ kéo dài tình trạng này được bao lâu.
Trước đó, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều hệ thống karaoke tại TP đã đồng loạt dọn vệ sinh và mở cửa đón khách trong tối ngày 17/11.
Quán karaoke tại TP.HCM phục vụ khách trong tối ngày 17/11 (ảnh: Trần Chung) |
Tại buổi họp báo chiều ngày 18/11, trả lời câu hỏi của VietNamNet về lý do TP.HCM vừa cho mở cửa các hoạt động kinh doanh như karaoke, spa, massage, vũ trường… vào ngày 16/11 rồi lại quyết định đóng chỉ sau 2 ngày, Phó Trưởng BCĐ Phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM - Phạm Đức Hải cho rằng, quan điểm của TP luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người dân và DN. Dẫu vậy, căn cứ tình hình diễn biến phức tạp tiềm ẩn của dịch bệnh trong những ngày gần đây nên UBND TP mới có quyết định tạm dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ trên.
Ông Hải dẫn chứng các con số về số ca nhập viện, số ca bệnh trở nặng và số ca tử vong tại TP.HCM có xu hướng tăng và đây là các thông số đáng lo ngại.
Sau ngày 16/11, ban hành quy định cho mở, có những đơn vị đã bắt đầu hoạt động như karaoke thì nay lại phải đóng lại. Đại diện BCĐ Phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM mong người dân và DN đồng thuận, chia sẻ, đồng cảm với các quyết định hết sức khó khăn này từ phía chính quyền TP.HCM.
"Quyết định trên không nhằm mục đích nào khác ngoài bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết và cũng để bảo vệ thành quả chống dịch thời gian qua của toàn TP", ông Hải trả lời câu hỏi của phóng viên.
Trần Chung
Karaoke lo bị xóa sổ, rạp phim nguy cơ phá sản
Sau thời gian dài phải đóng cửa, hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, rạp chiếu phim tại TP.HCM đã kiệt quệ.