Giờ đây,Đừngphụlòngbốmẹcácbạnnhékết quả trận southampton chuyện đi làm thêm trở thành bình thường đối với học sinh. Nhiều người cho rằng, đó là biểu hiện của sự trưởng thành, chín chắn, biết lo cho tương lai và cuộc sống của học sinh. Nhưng thực tế, liệu việc đi làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường có thực sự tác động tích cực đến tương lai cho các bạn học sinh hay không?
Chăm ngoan, học tập là mong muốn lớn nhất của các bậc phụ huynh đối với con cái. Ảnh T.B
Từng tham gia khảo sát về chất lượng của các quán cà phê tại Huế, điều dễ nhận thấy, hầu như quán cà phê nào đều có ít nhất một nhân viên lứa tuổi học sinh. Điều đó ít nhiều cho thấy, số lượng học sinh đi làm thêm là khá đông đảo.
Ở một góc độ nhất định, đó là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tình trạng thất nghiệp đang tăng. Đặc biệt là sau những đợt COVID-19 hoành hành, tình hình kinh tế khó khăn, tình trạng thất nghiệp càng tăng. Số liệu khảo sát từ Tổng cục Thống kê cho thấy, đến tháng 9/ 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi COVID-19. Trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập (với mức giảm thu nhập nhẹ), gần 40,0% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh…
Tuy nhiên, ở góc độ khác, việc học sinh sa đà vào việc đi làm thêm có thể tác động tiêu cực đến việc học tập - vốn là nhiệm vụ chính yếu của học sinh. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 12, nếu tham gia làm thêm, các bạn sẽ khó có đủ thời gian học do chương trình khá nặng, lại còn phải chịu áp lực từ việc có được “tấm vé” bước vào cổng một trường đại học có thương hiệu về chất lượng đào tạo nhằm đảm bảo sau này dễ có cơ hội có được một công việc tốt.
Thế thì tại sao phải "đánh đổi" công việc có mức lương chỉ từ 1-2 triệu đồng/tháng thay vì tập trung cho học tập chăm chỉ, rồi chạm được giấc mơ bước chân vào một ngôi trường đại học danh tiếng; sau đó, được các doanh nghiệp, các công ty danh tiếng nhận làm việc với mức lương vài chục triệu, thậm chí vài trăm triệu đồng mỗi tháng?
Đến đây, có thể nhiều bạn cho rằng đi làm thêm chỉ là để trải nghiệm, là muốn được chứng tỏ với ba mẹ là mình đã lớn, đã có thể tự kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình. Lập luận như vậy cũng không sai, nhưng cá nhân mình lại nghĩ hơi khác một xíu, ấy là các bạn đã quá vội vàng khi sớm nghĩ đến việc kiếm tiền, nó có thể mang lại cho các bạn một chút tự hào, một món chi tiêu trước mắt, nhưng thực sự là cuộc đầu tư không mang lại hiệu quả dài lâu.
Hãy nhìn cảnh bố mẹ thấp thỏm ngóng chờ con ở các kỳ thi để biết thương yêu đấng sinh thành- Ảnh T.B
Đồng ý là việc đi làm thêm có rất nhiều mặt lợi. Các bạn được cọ xát ngoài xã hội, biết cách ứng phó với mọi tình huống, kĩ năng sống được cải thiện, trau dồi ngoại ngữ,… Tuy nhiên, những cọ xát, những trải nghiệm ấy chẳng có ý nghĩa gì nếu các bạn đánh rơi giấc mơ đại học; chưa kể, khi có được vài đồng rủng rỉnh trong túi, nếu thiếu bản lĩnh, nó sẽ đưa đường dẫn lối các bạn đến với những tệ nạn đang rình rập giới trẻ.
Bố mẹ của các bạn chắc chắn sẽ chẳng vui vẻ gì, nếu không muốn nói là sẽ cực kì thất vọng nếu đứa con của mình “gặt hái” một thành quả buồn sau 12 năm học tập…
Khi học sinh chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường, chính bố mẹ đã là người chu cấp, chăm lo cho chúng ta. Mong muốn của bố mẹ không gì hơn là những đứa con của mình biết chăm ngoan, học tốt để sau này thành những công dân hữu ích cho xã hội, thành đứa con, đứa cháu biết hiếu biết thuận trong gia đình. Đó mới là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của các đấng sinh thành.
Vậy nên, chúng ta hãy cùng nhau đừng phụ lòng bố mẹ, các bạn nhé!
Tường Sanh(Học sinh lớp 12, Trường PTTH Hai Bà Trưng)